Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hành Thiện Không Cầu Phúc Báo, Phần 4/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nếu không làm gì xấu với người khác, quý vị sẽ không bị đối xử xấu, bây giờ hoặc về sau. Đôi khi những quả báo không đến ngay lập tức, rồi quý vị nghĩ rằng mình có thể thoát tội giết người. Không phải như thế đâu. Nó sẽ đến. Cho dù luật pháp của chính phủ không bắt được quý vị, luật Vũ Trụ sẽ không để quý vị được tự do. Lương tâm của quý vị cũng sẽ không để quý vị tự do. Cho dù bên ngoài quý vị tỏ ra cứng cỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì, không tin vào luật luân hồi, không tin việc mình làm sẽ có quả báo gì, nó cũng sẽ đến. Tôi bảo đảm với quý vị.

Ở đất nước này, chính phủ cũng rất, rất hiếu khách. Nhìn xem, quý vị có thể đến đây và ngồi tự do. Cảnh sát không đến làm phiền, không có nhân viên chính phủ… ồ, có thôn trưởng đây, nhưng bà không đến để quấy rầy chúng ta. Bà chỉ đến để cho chúng ta vinh dự và đặc quyền được tham gia vào vài [hoạt động] của chính phủ. Đây không phải là chính trị mà là điều khuyến khích mọi người chạy hoặc tập thể dục vì sức khỏe. Chúng ta cũng ủng hộ điều đó, nên ai thích đi... Có phải vào ngày 19 không? 19 tháng 11, phải không? Để tôi xem. Đây cũng là thần thông. Hôm nay là ngày 11. Tám ngày nữa, nếu quý vị vẫn còn ở đây, nếu muốn tham gia với người Đài Loan (Formosa)... Dĩ nhiên, quý vị không cần phải nói gì cả, nhưng nếu là người nước ngoài, tốt hơn hết quý vị nên làm theo người Đài Loan (Formosa) – họ làm gì, quý vị làm nấy, nhé? Đừng kiểu như họ chạy hướng nam, còn quý vị chạy về hướng bắc. Như vậy là không được.

Cho nên ở đây, chính phủ không làm phiền chúng ta. Ở các quốc gia khác, sẽ hơi có vấn đề nếu chúng ta có quá đông người như thế này, chẳng biết từ đâu ra, và thậm chí không làm gì – không làm gì hết! Nếu chúng ta tổ chức một bữa tiệc – tiệc sinh nhật hoặc tiệc tùng nào đó hoặc dịp đặc biệt nào đó – thì còn được, có cớ hợp lý; thì có lẽ là được. Còn đây không có gì mỗi ngày: không sinh nhật, không lễ kỷ niệm, không gì cả. Cứ đến ngồi và không làm gì hết. Chỉ ăn rồi ngồi. Thế mà chính phủ ở đây, họ rất tử tế. Ở đây tự do, tự do tín ngưỡng. Có rất nhiều tôn giáo ở đây. Tôi nghĩ Phật tử chiếm đa số, kế đến là Công giáo, rồi đến nhiều tôn giáo khác hoặc tôn giáo mới. Dù quý vị kể tên tôn giáo nào, cũng đều có ở đây, và không ai, không chính quyền nào, từng hạn chế quyền tự do tín ngưỡng của quý vị; không, không bao giờ! Quý vị muốn tin ai thì tin. Miễn quý vị là công dân tốt, quý vị không vi phạm luật pháp của chính phủ và không làm phiền láng giềng hoặc bất kỳ ai khác trên đất nước này, thì quý vị có thể tự do ở lại và tin ai thì tin. Quý vị muốn làm gì thì làm miễn là thị thực cho phép.

Dĩ nhiên – quốc gia nào cũng vậy. Đây là luật quốc tế. Nếu đến một quốc gia khác, thì cần có thị thực. Và thị thực được gia hạn đến bao lâu, rồi quý vị đi. Mọi quốc gia đều giống nhau, ngoại trừ Liên minh châu Âu thì khác. Tôi rất vui khi nói rằng bây giờ các nước châu Âu đã đoàn kết với nhau. Trước đây, nếu đi từ Đức sang Pháp, thì cần có thị thực và không thể ở lại lâu – [tối đa] có lẽ ba tháng, giống như ở đây hoặc bất kỳ quốc gia nào. Bây giờ, chà, quý vị có thể lái xe từ nước này sang nước khác. Quý vị có thể lái xe nhiều ngày, có thể đi đến bất kỳ quốc gia nào mình thích trong khối Schengen. Ôi chà, lần đầu tôi đi châu Âu sau khi có khối Schengen, tôi không thể tin vào mắt mình. Không có trạm kiểm tra, không có cảnh sát, không có dịch vụ di trú hoặc điều kiện nhập cư – không gì cả! Cứ lái xe qua! Tôi nhìn thấy những chòi gác cũ của các trạm kiểm tra xuất nhập cảnh, tất cả đều trống trơn, không có ai bên trong. Đôi khi một số quốc gia chẳng bận tâm, dù quý vị ở lại lâu, dù quý vị là người Mỹ.

Một lần, tôi từ Hoa Kỳ trở về với vài người giúp việc, thị giả, và một người trong số họ đến từ Costa Rica. Dĩ nhiên anh ấy nói tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi đến sân bay, rồi chúng tôi tìm cảnh sát xuất nhập cảnh để đóng dấu hộ chiếu – tìm rất lâu, tìm khắp nơi, chẳng thấy ai. Rồi chúng tôi cứ ngồi đó đợi vì nghĩ rằng không nên đi ra ngoài. Rồi có người nói: “Quý vị cứ đi, hôm nay không có cảnh sát, quý vị cứ đi, tự do đi”. Tôi nói: “Không, không, chúng tôi không làm vậy; quá mạo hiểm. Đi ra ngoài lỡ họ kiểm tra, lúc đi vào không có con dấu thì sao? Rồi họ có thể nghĩ chúng tôi đã lẻn qua biên giới hay gì đó. Như thế còn rắc rối hơn. Làm đúng luật thì tốt hơn”. Nên chúng tôi ngồi đợi một lúc lâu. Và rồi bỗng nhiên, một sĩ quan cảnh sát đang tản bộ một mình, thong dong, giống như anh đang đi dạo trong công viên. Anh cảnh sát thậm chí không để ý tới chúng tôi. Anh ấy thấy chúng tôi ngồi đó, rồi chúng tôi chạy đến chỗ anh. Tôi nói: “Anh nói tiếng Tây Ban Nha; hãy chạy đến chỗ anh cảnh sát nói chúng ta cần đóng dấu [hộ chiếu]”. Anh ta chạy đến nói tiếng Tây Ban Nha. Cảnh sát nói: “Sao? Anh cứ đi. Anh nói tiếng Tây Ban Nha, phải không?” Anh ấy nói: “Không, không, tôi không phải người gốc Tây Ban Nha; tôi đến từ Costa Rica”. Cảnh sát nói: “Không sao – anh nói tiếng Tây Ban Nha; cứ đi”. Rồi anh ấy nói: “Ồ, mấy người này không nói tiếng Tây Ban Nha”. Cảnh sát nói: “Được, được, nếu quý vị thực sự muốn thì đến đây, đến đây”. Đóng, đóng, đóng dấu. Tất cả chúng tôi đều có con dấu, thế là cảm thấy... an tâm. Rồi chúng tôi đi.

Một lần khác, tôi định ở lại Tây Ban Nha, nên chúng tôi đến và kiểu như hỏi han. Chúng tôi có một luật sư và đủ thứ, tôi hỏi: “Tôi ở lại đây được không?” Cô ấy nói: “Dĩ nhiên là được. Bà có nhà không?” Tôi trả lời: “Tôi có. Có mấy bạn chó, nên tôi cần có nhà”. Nghe thế cô ấy nói: “Bà ở một mình à? Làm sao Bà chăm sóc nhiều chó vậy được?” Tôi nói: “Tôi có những người giúp việc khác. Họ có thể ở lại với tôi không?” Cô ấy trả lời: “Được chứ. Bà chỉ cần viết rằng họ là nhân viên của bà thì được”. Chỉ thế thôi, biết không? Rất, rất tự do, nhưng không phải nước nào cũng như vậy. Đừng thử. Đừng thử, đừng thử. Nếu quý vị không thấy cảnh sát nào, thì ngồi đó đợi. Đừng có chạy. Đừng bỏ chạy khi nghĩ rằng đây là một đất nước tự do. Có tự do đấy, nhưng quý vị phải tôn trọng luật. Nhưng ở Tây Ban Nha là như vậy, chỉ cần hạ cánh là cứ đi, họ thậm chí không bận tâm kiểm tra quý vị. Ừ, thật đó!

Có lần tôi từ Canada đến cùng với vài bạn chó. Tôi đã có tất cả giấy tờ sẵn sàng. Nhưng họ hạ cánh rất muộn vào sáng sớm – 2 giờ, 3 giờ sáng. Dĩ nhiên có một vài cảnh sát ở đó, và tôi đã đưa cho họ giấy tờ về những bạn chó của tôi. Đó là bình thường. Quý vị phải đưa ra (bằng chứng), ví dụ như bạn chó của quý vị đã tiêm vắc-xin, xét nghiệm máu và đủ thứ. Tôi đã làm tất cả những việc đó, tẩy giun, trước khi các bạn chó đến. Năm ngày sau khi tẩy giun, thì phải rời khỏi đất nước đó. Đó là ở Hoa Kỳ. Vì thế, tôi muốn đưa họ tất cả giấy tờ đó. Họ nói: “À, khỏi cần; cứ đi thôi”. Thế là tôi chỉ việc đưa các bạn chó của tôi ra khỏi đó. Họ vui vẻ, nói: “Ôi mấy chú chó đẹp quá” – đại khái như thế. Vậy thôi. Họ thậm chí không kiểm tra. Tôi nói: “Vậy việc này thì sao: các bạn chó của tôi lẽ ra phải khai báo”. Anh ấy nói: “À, không sao đâu, đừng bận tâm. Chó của Bà trông khỏe mạnh và Bà có mọi giấy tờ. Chúng tôi tin tưởng Bà. Nhưng nếu muốn, Bà có thể trở lại bất cứ ngày nào sau”. Anh ấy nói: “Nhưng không cần”. Tôi nói: “Được, nếu không cần, thì chúng tôi cũng không muốn làm phiền anh”. Chỉ như thế đó.

Trước đó, châu Âu không như vầy. Từ nước này sang nước khác, quý vị phải thực sự đi xin thị thực từ đại sứ quán. Quý vị biết, phải không? Một số quý vị, đến từ châu Âu… Chuyện gì vậy, cưng? Chúng ta sẽ về sớm, nhá? Con muốn đi ngay bây giờ? Muốn đi về? Muốn lấy? Muốn về? Chạy, chạy. Thế rồi họ còn đánh lẫn nhau, và phá hủy biết bao nhiêu thành phố, biết bao nhiêu công trình kiến trúc cổ đẹp đẽ, khi con người còn quan tâm đến ngoại diện của những tòa nhà. Châu Âu trước đây đầy những tượng đài; ý tôi là mỗi ngôi nhà, mỗi tòa nhà đều là di tích, vì kiến trúc được chạm khắc tinh xảo và chi tiết ngoạn mục với trang trí bên ngoài, quý vị cũng biết điều đó. Cho nên, bây giờ, khi đến châu Âu, quý vị có thể thấy một số ngôi nhà với kiến trúc đẹp tinh xảo vẫn còn đứng sừng sững. Trước kia còn có nhiều hơn thế.

Nhưng vì bom đạn và sự tàn phá của chiến tranh, nhiều tòa nhà đã bị phá hủy. Thay vào đó, họ xây những căn nhà hiện đại – nhanh hơn. Bởi vì sau chiến tranh, tôi không nghĩ quý vị có nhiều tiền để xây những kiến trúc ngoạn mục như vậy nữa. Mọi người cần nhà ở và cần ngay. Ở châu Âu, một số quốc gia rất lạnh. Quý vị không thể chịu nổi mùa đông chỉ với một trại tị nạn toàn là lều, tạm bợ và này nọ. Vì vậy, họ xây nhanh nhất có thể chỉ để có một nơi an toàn để ở và ấm áp cho trẻ em, cho người già, v.v. Cho nên bây giờ quý vị thấy ở châu Âu, rất nhiều tòa nhà đã trở nên bằng phẳng, vuông vức, đơn giản, như thời hiện đại. Trước đây, tất cả đều giống như cung điện, đẹp đẽ. Chiến tranh thực sự không tốt cho nơi nào cả. Thật đáng tiếc vì những ngôi nhà ở châu Âu rất đẹp và chúng vẫn còn đó. Quý vị thấy đó, chúng được xây để tồn tại mãi mãi. Đó là loại nhà rất vững chắc. Bức tường dày chừng này, và cánh cửa giống như mãi mãi bền và đẹp. Và cột nhà, mọi thứ, mái nhà, tất cả đều được làm rất đẹp, được thiết kế một cách nghệ thuật để chiêm ngưỡng và người ở bên trong cảm thấy an toàn. Và có thể ở được mãi mãi – thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời cha đến đời con, tiếp tục sống trong đó.

Thật đáng tiếc: ngày nay các tòa nhà sẽ không bền lâu như thế. Nhưng dù vậy, những tòa cao ốc và nhà cửa kiên cố như vậy vẫn có thể bị phá hủy bởi con người, bởi những ý định phá hoại của con người, bởi tham vọng quyền lực của con người, quyền cai trị. Nhưng họ nên biết, bất cứ người lãnh đạo nào, bất cứ ai muốn thôn tính nước khác – để phá hủy nhà cửa, phá hoại hòa bình, và giết người dân, những người dân vô tội, kể cả trẻ em và người già – nên biết rằng không có vương quốc nào tồn tại mãi mãi. Không đâu, cho đến bây giờ. Không có vua chúa nào, dù hùng mạnh đến đâu, mà không bỏ mạng cùng với vương quốc của họ. Họ nên biết điều đó. Làm sao mà họ không biết? Lịch sử đầy những tấm gương về những vương quốc đến rồi đi, cường thịnh rồi suy tàn. Làm sao người ta không biết được? Làm sao lãnh đạo hùng mạnh của bất kỳ quốc gia nào muốn gây chiến và hủy diệt những quốc gia khác lại không biết điều đó? Tôi không hiểu.

Nhưng một ngày sau này, tôi đoán chúng ta có thể hiểu được một chút, nhờ phát hiện ra lực lượng kiểm soát liên hành tinh này đã đàn áp con người, đàn áp linh hồn, trí thông minh và kiến thức của họ. Và để họ không biết họ thậm chí đang làm gì hoặc tại sao họ muốn làm điều này điều kia. Cho nên tôi rất vui vì bây giờ chúng ta được tự do. Chúng ta được tự do quyết định mình muốn trở thành ai. Nếu muốn lên tầng cao hơn của dinh thự Thiên Đàng, chúng ta có thể. Chúng ta có thể tìm một chuyên gia để dạy chúng ta cách làm sao. Nhìn như một đảng chính trị. Tôi thấy rồi. Một số chính trị gia nói rất hùng hồn, và những người trong cùng đảng vỗ tay rất nhiều. Thật sao? Có đáng để quý vị vỗ tay không? (Dạ đáng!) Đáng, đáng hả? Không, không hả? Ồ, được rồi. Cảm ơn.

Tôi thực sự rất vui. Đôi khi – trong nhà riêng, ở chỗ của tôi, một mình hoặc trong hang động – tôi mỉm cười. Và đôi khi tôi cười rất to khi nghĩ về điều đó, nghĩ rằng con người trên Địa Cầu này từ nay về sau sẽ được tự do mãi mãi. Họ được tự do tái sinh trở lại, làm người trở lại, nếu họ giữ nhân tánh, giữ những giới luật như không giết, không trộm cắp, không nói dối, v.v. Quý vị biết, phải không? Nếu giữ những giới luật đó, giữ Ngũ Giới; đời đời luôn là giới luật của Vũ Trụ. Nếu quý vị không hại người khác, quý vị sẽ không bị hại. Nếu không làm gì xấu với người khác, quý vị sẽ không bị đối xử xấu, bây giờ hoặc về sau. Đôi khi những quả báo không đến ngay lập tức, rồi quý vị nghĩ rằng mình có thể thoát tội giết người. Không phải như thế đâu. Nó sẽ đến. Cho dù luật pháp của chính phủ không bắt được quý vị, luật Vũ Trụ sẽ không để quý vị được tự do. Lương tâm của quý vị cũng sẽ không để quý vị tự do. Cho dù bên ngoài quý vị tỏ ra cứng cỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì, không tin vào luật luân hồi, không tin việc mình làm sẽ có quả báo gì, nó cũng sẽ đến. Tôi bảo đảm với quý vị. Ngay cả Einstein, ông đã nói gì? Nếu quý vị đứng đủ lâu tại một chỗ và quý vị ném thứ gì đó đủ xa, sau đó nó sẽ trở lại với quý vị. Đó là gì? Luật nhân quả, phải không? Luật nhân quả trong thuật ngữ khoa học. Vậy tất cả chúng ta đều biết điều đó. Dù sao, quý vị phải nên biết.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/6)
1
2023-04-21
4598 Lượt Xem
2
2023-04-22
3683 Lượt Xem
3
2023-04-23
3609 Lượt Xem
4
2023-04-24
3680 Lượt Xem
5
2023-04-25
3275 Lượt Xem
6
2023-04-26
2855 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android