Chúng ta đã đọc về người Essenes, truyền thống là hẹn hò với cô gái ba năm. Thật ra họ viết một cách không được hay lắm. Thật ra [thời nay] chúng ta cũng làm vậy hoài. Nhưng không nhất thiết là người nam chọn người nữ trong ba năm rồi mới quyết định cưới hay là không. Cũng có thể ngược lại. Có thể sau ba năm, người nữ nói: ““Sayonara (tạm biệt)! Tôi không thích bộ mặt của anh”. Hoặc bất cứ gì!
Còn nữa ở đây [trong sách], nhưng có lẽ để lần khác. Mấy giờ rồi? Sáu giờ. Chúng ta định ăn tối lúc mấy giờ? (Dạ bảy giờ.) Bảy giờ. Vậy được. À, thức ăn đã nấu xong chưa? (Con phải đi xem, thưa Sư Phụ.) Nếu nấu xong rồi thì quý vị có thể đi ra ngoài và… Tôi rất tiếc, chỗ này hơi nhỏ, không đủ tiện nghi. Phòng tắm này nọ. Ở đâu cũng vậy. Quý vị không đủ thiện nghiệp, nên chưa được chỗ lớn hơn. Đừng có trách tôi. Đừng có trách tôi ha! Hẳn là cộng nghiệp của quý vị, phải không? (Dạ phải.) Tôi đã cố gắng hết sức kiếm nhiều lần, nhưng thất bại! Ý nói, dùng cách nào cũng không kiếm được chỗ cho quý vị… Vậy có lẽ là nghiệp chướng của quý vị rồi. Hay là có lẽ nghiệp chướng của tôi? (Không đâu ạ.) Tại vì tôi không mua được chỗ cho tôi ngồi một mình, cho nên… Ồ, tôi có hang động đẹp này nọ mà tôi phải rời đi, vì phải ra ngoài làm việc cho quý vị. Chuyện gì xảy ra cũng là vì tôi ở bên quý vị, vì tôi phải làm việc cho quý vị, nên mới vậy. Cộng nghiệp đó. Tôi “lãnh” nghiệp.
Ồ, chỗ đó rất tốt. Có lẽ tôi sẽ xem thử nếu có gì tốt thì có thể chúng ta… Ồ, cũng tương tự. Cũng tương tự. Được. Tốt đó. (Có thức ăn rồi ạ.) Rồi hả? Chúc mừng. Quả là nhóm may mắn. Lần tới khi chúng ta trở lại… Như bản tin Truyền Hình Vô Thượng Sư. Khi trở lại, chúng ta sẽ nói về quốc gia nào có nhiều NQ (Phẩm chất Cao thượng) nhất, vốn chung một chủng tộc. (Hay quá.) Vậy có đủ hấp dẫn không? (Dạ có.) Được rồi. Tốt. Nhớ đón xem. Nếu chúng ta trở lại thì làm ơn, không phải như kỳ thị chủng tộc hay gì cả, nhưng tôi sẽ nói tiếng Anh để những người nói tiếng Anh hoặc có lẽ thay đổi, nhưng tiếng Anh, hoặc có lẽ tiếng Hoa, sao cũng được, tôi không ngại, hoặc tiếng Pháp. Hoặc có lẽ tất cả người Pháp, nhưng tôi nói tiếng Pháp không thạo lắm. Khi nói tiếng Pháp thì lưỡi tôi líu lại. Nhà… và căn nhà này. Hoan nghênh quý vị. Được. Tạm biệt! Tôi để đây để lỡ khi cần, hoặc mang theo để lỡ tôi quên, phòng khi tôi đi đâu khác nữa. Ý là tới một chỗ khác. Chào, chào. Chúc ngon miệng. Chúc ngon miệng. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)
Mấy người Pháp. Dân Paris. Tốt lắm. Bây giờ tôi đi ăn sáng nha. Có ai chuẩn bị cho tôi chưa? (Dạ rồi.) Tốt. Quý vị không vào trong mà chỉ ngồi đây làm việc như vậy cả ngày hả? (Dạ không ạ.) Vậy đến đây để làm gì? Vậy thà ở chỗ mình làm việc cho rồi, hả? Có ích gì? Ừ, quý vị có thể thấy tôi từ máy tính của quý vị. 3-chiều. Đây là 4-chiều, nhưng đó là 3-chiều. Còn hơn là không có chiều nào. Ồ, tôi thấy thương cho quý vị. Quý vị tới đây mà toàn làm việc, làm việc, vậy có ích gì. Có ích gì đâu? Nếu không có gì gấp, quý vị có thể đi vào nghe, rồi cười ha ha một lúc. Rồi trở lại. Thì tuyệt. Tôi thấy thương cho quý vị, nhưng làm vậy, quý vị có rất nhiều công đức.
Chà, quý vị đi đâu vậy? Đi ra ngoài đó hả? Làm việc hả? Quý vị có thông dịch không? (Dạ không.) Không à? Thì quý vị nên ngồi ở chỗ có người thông dịch cho quý vị. Có ai thông dịch cho mấy người này không? Có người nào thông dịch được không? Ồ, chao ơi. Tôi nghĩ ở đó còn chỗ cho người nói tiếng Anh. Những người chưa tới đó, dĩ nhiên, hãy đi tới đó, còn người nào tới đó rồi, nhưng vẫn còn dư chỗ và vẫn hiểu tiếng Anh, thì họ có thể vào. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tranh đấu cho tự do của mình. Chỉ nhìn tôi thôi. (Chúng con có Sư Phụ bên trong.) (Gặp được Sư Phụ là tốt rồi.) (Dạ.) Sư Phụ bên trong. (Sư Phụ là tốt nhất.) (Chúng con ở đây để gặp Sư Phụ.) Quý vị có thể xem băng hình sau ở nhà. (Dạ. Dạ đúng ạ.) Tôi xin lỗi. (Và chúng con có thể xem đi xem lại.) (Xin cảm ơn Sư Phụ, cảm ơn Ngài.) (Dạ không. Không sao ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Và chúng con có thể nghe đi nghe lại.) Nghe đi nghe lại. Còn hơn là không có gì. (Dạ.) Tốt. Tôi thật xin lỗi. Nếu quý vị thấy chỗ nào [trống], thì đến đó. Còn không thì trở lại. Tại sao? Sao lại cô ấy? Cô ấy đẹp hơn hay sao? (Con có nên ở lại đây không?) Mấy người khác sẽ ganh tị, phải không? Này, mọi người, nếu bên trong còn chỗ, thì quý vị có thể vào. (Xin cảm ơn Sư Phụ) Chứ tôi ngồi đó một mình để làm gì? Và nếu có thể, mấy người Hoa và mấy người Âu Lạc (Việt Nam) mà không hiểu tiếng (Anh) ngồi chung với nhau, rồi người nào đó hy sinh làm thông dịch. Anh dịch được không? Không cần phải làm hộ pháp. (Dạ.) Ai khác cũng được. À này, cứ nhìn bằng mắt, nói bằng miệng, nghe bằng tai. (Mùi tươi mát quá.) Ở đây mình có sơn thủy. Quý vị thậm chí có nước. Ừ, còn hơn là không có gì. Tươi mát. Đúng. Còn hơn là không có gì, hả?
Ờ, ngồi, ngồi đi. Đi, đi, đi. Đi. Có ai ở ngoài… Nghe này, nếu là hộ pháp, mà hiểu tiếng Anh và có thể thông dịch… Bên ngoài có nghe được không? Không? Không nghe được? Họ có nghe tôi nói không? (Dạ có.) Khi ở bên ngoài, quý vị có nghe được tôi nói không? (Dạ nghe.) Ồ, vậy thì… (Dạ ở đây không nghe.) Làm ơn. (Có một cái ti-vi, họ có thể…) Họ vẫn nghe được hả? (Trên ti-vi họ có thể…) Được rồi. Họ có ti-vi hả? (Dạ.) Tốt. Vậy hãy nhóm lại với nhau, như người Âu Lạc (Việt Nam) hoặc người Hoa ở bên ngoài, rồi dịch. Chỉ có hai (nhóm) cần dịch thôi. Âu Lạc (Việt Nam) và Trung Quốc, đúng không? Rồi người Pháp và Ba Lan và… Amsterdam, bất cứ ai. Ai hiểu tiếng Anh thì ngồi kế bên ti-vi, làm ơn thông dịch cho nhóm của mình. Dịch được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Đi! Đi làm gì đi.
Ngồi đâu cũng được. Và nhất là nhóm người Pháp, họ đã hy sinh bao nhiêu tiếng, và chưa hề ngồi trong này. Đúng không? (Dạ đúng.) Từ đâu đến? (Dạ Úc.) Úc. Cô có được phép đến đây không? (Dạ con từ Trung tâm Đức.) Trung tâm ở Đức. (Dạ vâng.) Được rồi. Có liên quan. “Đầu Mối Đức”. Được, đi, đi, đi. Chỗ đó, hay đằng sau đó, được. Cẩn thận, coi chừng đầu bự của quý vị đụng người ta đó. Quên chứ. Tôi không nên làm phật lòng dân tộc vĩ đại của quý vị, những anh hùng của Thời đại, cứu tinh của mankind [nam nhân loại], hoặc womenkind [nữ nhân loại]. Sao họ không sợ làm phật lòng chúng ta – những người mẹ của tất cả các dân tộc. Hết chỗ rồi hả? Còn chỗ nào trống không? Không? (Dạ đủ cho một người.) Một người. (Dạ cho một sư huynh.) Một sư huynh. (Người gầy nha.) Người nào gầy đó. Không được nặng quá 50 kí-lô.
Ồ, nhìn nè! Tôi vừa vô tình mở quyển truyện vui, thì đã thấy ngay: “Chúng ta đến vì hòa bình cho toàn thể ‘mankind’ [nam nhân loại]”. Nói chi tới bình đẳng. Đi vào trong. Quý vị không vào à? (Dạ có.) Đi. Cả hai có thể chen vô. Người Tây phương đó, vào đây. Cứ xích vào, vậy đó. Làm sao được thì làm. Đó! Anh gầy kia đến đó, cô gái gầy thì đến kia, còn anh chàng mập thì đứng hay là ngồi trên vai mấy sư huynh của anh. Ở đây còn một chỗ này. Chà! Nhìn đó! ‘Mankind’ [nam nhân loại]. Còn ‘womankind’ [nữ nhân loại] thì sao? Họ không tính chúng ta hả? Tôi phải cho họ thấy. Bởi vậy tôi mới đi giảng pháp khắp nơi. Dạy dỗ họ! Cho họ thấy phụ nữ mình tuyệt vời.
Nhưng dù sao hồi nãy, chúng ta đã đọc về người Essenes, truyền thống là hẹn hò với cô gái ba năm. Thật ra họ viết một cách không được hay lắm. Thật ra [thời nay] chúng ta cũng làm vậy hoài. Nhưng không nhất thiết là người nam chọn người nữ trong ba năm rồi mới quyết định cưới hay là không. Cũng có thể ngược lại. Có thể sau ba năm, người nữ nói: ““Sayonara (tạm biệt)! Tôi không thích bộ mặt của anh”. Hoặc bất cứ gì! Hoặc “cá tính của anh”. Hoặc “anh đi vệ sinh mà không xả nước”, đại khái vậy. Ai biết được? Chuyện nhỏ nào cũng thành quan trọng.
Để cô ấy ngồi đâu đó. Cô ấy đã ở đó rồi. Đi đi cưng, đi. Họ sẽ ngồi xích vào được mà. Này, có chỗ ở đây nè cưng. Lúc nào cũng có chỗ đâu đó. Ngồi đây. Ngồi đâu cũng được. Khoanh chân lại. Quý vị chỉ có thể ngồi khoanh chân thôi nha, vậy đó.
Cảm ơn, cưng. Trời ơi, chúng ta quảng cáo cho cái đó mỗi ngày. Tiền hoa hồng của mình. Cái đó có ngon không? (Họ để nó trong tủ lạnh, thưa Sư Phụ.) Tôi biết, nhưng có ngon không? (Dạ ngon. Dạ ngon, thưa Sư Phụ.) Ý tôi là loại này nè? (Dạ ngon. Con thích.) Quý vị thích nó hả? (Dạ.) Lúc nào tôi cũng nghe vậy. Viết cho công ty đó và nói: “Tiền hoa hồng đâu?” Thôi kệ. Bây giờ tôi cũng không cho người-thân-chó của tôi cái gì có sữa hoặc sữa chua, mấy món như thế. Ngay cả người-thân-chó của tôi, họ cũng ăn thuần chay. Chúng ta có sữa chua thuần chay làm bằng đậu nành. Sữa chua đậu nành và sữa đậu nành. Ăn cũng ngon y như vậy. Thật ra bản thân tôi cũng không ăn sữa chua thuần chay. Tôi không thích có vi khuẩn trong đó. Họ gọi nó là enzym hay gì đó, bất cứ gì, tôi cảm thấy “Ghê ghê”. Quý vị không giết nó, phải không? Không, quý vị nuốt và nó đi vào nguyên con. Sao ở đây tôi khát nước đến vậy? Ở nhà tôi ít uống nước lắm. Và chỉ khi tôi ngồi đây thôi. Đây là “cổng nước” hay gì vậy? Ừ, bởi vì khi tôi ở trong phòng, tôi cũng đâu có muốn uống. Hôm qua nói với quý vị là tôi sẽ trở về phòng tôi và uống mười chai (nước). Nhưng tôi đâu có uống. Về đến đó, là không còn thấy khát nữa. Chỉ khát ở đây thôi. (Tại nghiệp chướng của chúng con.) Chắc là nghiệp chảy mồ hôi của quý vị.