Đức Mahavira nói: “‘Tôi sẽ nhận thức ăn bố thí để phá lệ nhịn ăn chỉ từ một cô công chúa đã trở thành nô lệ’”. Ngài thông báo như vậy, và không ai kể Ngài câu chuyện này cả. Dù sao đi nữa, không ai biết Chandana là công chúa.
“Do cách cư xử dễ thương của cô, Vasumati có sức ảnh hưởng thần kỳ trong gia đình. Hương thơm của sự đĩnh đạc và bản tánh trầm tĩnh của cô tạo cảm hứng cho Dhanavah gọi cô là Chandana (gỗ đàn hương). Nhưng vợ ông là Mula bị day dứt với lòng đố kỵ. Bà nghĩ rằng đóa hoa độc này, cần phải cắt bỏ trước khi nó phát triển”. Lần trước chúng ta đọc đến đó, đúng không?
“Một ngày nọ, thương nhân Dhanavah rời khỏi thành phố để giải quyết một vài việc vặt. Mula nắm lấy cơ hội hiếm có này. Bà đuổi tất cả gia nhân trong nhà và gọi Chandana đến, thay bộ áo đẹp của cô bằng quần áo rách tả tơi, lột hết trang sức của cô, cột cô vào dây xích, và cạo đi mái tóc dài mượt của cô. Chandana kinh ngạc thốt lên: ‘Mẹ ơi, mẹ làm gì vậy? Con không hề làm gì hại mẹ. Con làm gì sai trái mà mẹ lại trừng phạt con?’ Mula không cho Chandana nói gì cả, bỏ cô vào căn hầm tối tăm, khóa lại và bỏ đi. Vào ngày thứ ba, Dhanavah trở về. Khi nhìn thấy căn nhà bị bỏ trống, ông giật mình. Ông gọi: ‘Chandana, Chandana ơi!’ Nhưng không ai trả lời. Ông đi ra phía sau nhà và kêu to một lần nữa. Chandana kêu to lại: ‘Cha ơi, con ở đây, trong căn hầm phía sau’. Ông thương nhân đi vào và thấy căn hầm bị khóa kín. Nhìn qua xà kép của cổng sắt, ông thấy Chandana trong tình trạng khốn khổ và bắt đầu khóc: ‘Chuyện gì xảy ra cho con gái tôi? Linh hồn tà ác nào đã làm chuyện này với con?’ Chandana bình tĩnh trả lời: ‘Cha ơi, đưa con ra ngoài trước rồi con kể cha nghe mọi chuyện’. Thương nhân phá vỡ khóa và đưa Chandana ra ngoài. Cô nói: ‘Thưa cha, con không có ngay cả một giọt nước đã ba ngày rồi. Xin cho con chút gì đó để ăn và uống’. Vị thương nhân đi khắp căn nhà, nhưng mọi thứ đều bị khóa kín. Thậm chí không có chén đĩa”. Chao ôi. Tôi nghĩ bà vợ đúng là thứ thiệt. “Ông thấy một cái rổ chứa chừng một nắm tay bột đậu khô loại cho bò ăn. Ông lấy cái rổ và để trước mặt Chandana, nói: ‘Con ơi, ăn chút này đi. Cha sẽ gọi thợ rèn cắt dây xích cho con’”. Ôi trời ơi. Con người. Thật ra, chuyện này không có gì ngạc nhiên lắm.
Đã lâu lắm rồi, hàng trăm năm về trước, tôi là một vị Minh Sư, nhưng không nổi tiếng lắm, một vị Thầy bình thường. Người gọi là vợ của tôi cũng khóa tôi trong nhà và rồi bỏ đói tôi cho chết. Quá ghen tuông. Ghen tuông quá mức vì nhiều nữ đệ tử đến tôn thờ tôi, như cách quý vị làm. May mắn thay, lúc đó tôi không phải là anh chàng đẹp trai. Mặc dù cũng có vài ông ghen tuông với vợ họ vì đã đến thọ Tâm Ấn, nhưng không tới mức này, tôi không nghĩ vậy, phải không? À, tôi không bao giờ biết. Tôi không bao giờ biết. Nhiều lần, những chuyện như vậy xảy ra trong gia đình. Và, dĩ nhiên, không có ai ở đó giúp tôi bẻ khóa. Nó xảy ra như, chúng tôi sống ở một vùng xa xôi và lúc đó sao đó không có ai đến. Có lẽ vài người có đến nhưng rồi thấy cửa bị khóa, họ nghĩ Sư Phụ không có nhà. Nên họ ra về.
Rồi, “Đó là năm thứ 12 trong hành trình tu hành của Đức Mahavira Swami. Vào mùa mưa gió, Ngài an cư ở Tỳ Xá Ly, Ngài đến một khu vườn ở Kaushambi. Đó là khoảng thời gian những biến cố như Shatanik tấn công Champa, sự sụp đổ của Champa, hoàng hậu Dharini phải hy sinh, công chúa Vasumati bị bán đấu giá làm nô lệ, v.v.”, những sự kiện này “xảy ra cùng lúc. Đức Mahavira Swami, với kiến thức và nhận thức thấu suốt của Ngài, thoáng thấy tất cả sự kiện này. Ngài đưa ra một quyết định hầu như không thể xảy ra vào ngày đầu tiên của nửa tháng Paush đen tối”. Vậy đó là lúc nào? (Tháng 12 đến tháng 1.) Tháng 12 đến tháng 1. Đó là khoảng cuối mùa đông, không phải, là giữa mùa đông. Đó là khoảng giữa đông chí hoặc gì đó? Lễ hội, không à? Không phải lễ hội.
Đức Mahavira nói: “‘Tôi sẽ nhận thức ăn bố thí để phá lệ nhịn ăn chỉ từ một cô công chúa đã trở thành nô lệ’”. Ngài thông báo như vậy, và không ai kể Ngài câu chuyện này cả. Dù sao đi nữa, không ai biết Chandana là công chúa. Cô ấy không hề nói. Cũng vì sự an toàn cho cô, bởi vì cha mẹ cô đã bị hãm hại, quốc gia của cô đã mất, và cô bỏ chạy. Thế nên, nếu cô nói rằng cô là công chúa, thì có lẽ cô cũng sẽ bị giết. Vì vậy, cô không nói gì hết. Chỉ là cử chỉ của cô đôi khi bộc lộ phong thái hoàng gia. Chứ cô không nói điều gì hết.
Dạo này, tôi cảm thấy an toàn hơn chút, nhưng bao năm nay, trước vài năm gần đây, trước Truyền Hình Vô Thượng Sư, tôi đơn độc trên thế giới, và không bao giờ nói với ai rằng mình là Vô Thượng Sư này nọ, hoặc những gì tôi làm. Không gì hết. Tôi phải tránh gây chú ý vì lý do an toàn, cho nên đó là hoàn cảnh tương tự, tôi nghĩ vậy, nhưng tôi không phải công chúa. Khi đi ra ngoài, đôi khi tôi làm ra vẻ khờ dại, nói chuyện vớ vẩn hay gì đó. Nên không ai nghi ngờ gì hết. Và nếu tôi hơi bắt đầu bị nghi ngờ, thì tôi dọn đi nơi khác. Ngày nay, dù sao cũng cảm thấy an toàn hơn một chút. Chỉ an toàn hơn chút thôi.
Lúc đó, Đức Mahavira thông báo rằng Ngài chỉ nhận thức ăn bố thí để phá lệ nhịn ăn chỉ từ một cô công chúa đã trở thành nô lệ. Trong mùa bế quan an cư kiết hạ này, có lẽ Ngài không ăn gì cả. Vậy bấy giờ, đó là bữa ăn đầu tiên sau khi nhịn ăn. Ngài muốn công chúa cho Ngài ăn. Ngài ắt phải có thiên nhãn thông mới thấy những gì đang xảy ra cho quốc gia đó, cho công chúa. Cho nên, ‘“Và cũng chỉ khi cô đã cạo đầu”’, ngay cả vậy nữa; ồ, cô bị cạo đầu. Cô bị vợ ông thương nhân cạo đầu. Và, ‘“chân tay cô bị xiềng xích”’, chỉ khi đó. “‘Cô không ăn đã ba ngày, cô ngồi trên ngưỡng cửa của một căn nhà, cô có bột đậu nằm trong rổ và cô vừa cười vừa khóc’”, cùng một lúc. “‘Nếu không có những điều kiện này, thì tôi kiên quyết tiếp tục tu hành và không phá lệ nhịn ăn’”. Ồ, quả là một điều kiện khó cho bữa ăn sáng! Phá lệ nhịn ăn. Nếu không có những điều kiện này, thì Ngài không bắt đầu ăn lại.
“Bốn tháng trôi qua kể từ khi Đức Mahavira Swami bắt đầu đi từng nhà để khất thực trong thành Kaushambi”. Bốn tháng kể từ đó, nghĩa là Ngài không ăn gì suốt bốn tháng. “Một ngày nọ, Đức Mahavira đến gần tư gia của quan thủ hiến Sugupta cai quản Kaushambi. Phu nhân của Sugupta, là Nanda, cũng là tín đồ của Đức Parshvanath và đã quen với cách tu của những tu sĩ khổ hạnh Shraman. Nhìn thấy Mahashraman Vardhaman”, nghĩa là Đức Mahavira, “đang đến nhà của bà khất thực, bà vui mừng khôn tả. Bà thỉnh cầu Minh Sư nhận thức ăn thuần khiết và khổ hạnh. [Nhưng] Đức Mahavira quay trở về mà không nhận gì hết. Nanda hết sức thất vọng. Nguyền rủa vận rủi của chính mình, bà nói: ‘Mahashraman Vardhaman đã đến nhà của ta, và quả là bất hạnh, ta không cúng dường Ngài được gì hết’. Các cô thị nữ của bà trấn an: ‘Phu nhân, sao bà buồn nản đến thế? Vị khổ hạnh này đã đi đến hầu hết từng gia đình trong Kaushambi để khất thực, và Ngài không hề lấy một hạt gạo hoặc thốt ra một lời, Ngài chỉ quay về thôi’”. Không chỉ nhà của bà, mà mỗi căn nhà Ngài viếng, Ngài không bao giờ lấy thứ gì, bởi vì không đúng với điều kiện mà Ngài đã đặt ra. Có lẽ Ngài đi tìm công chúa Chandana. ‘“Chúng con đã chứng kiến tất cả điều này suốt bốn tháng qua’”. Vậy, Ngài không ăn gì cả. Ngài cứ đi từng nhà một suốt bốn tháng, nhưng không lấy đồ khất thực, cũng không lấy bất cứ thức ăn nào được cúng dường cho Ngài. Chao ôi! Người này thật sự kiên cường. Không biết tôi có làm vậy được không.
‘“Chứ không phải chỉ riêng tư gia của phu nhân, vậy sao lại thất vọng đến vậy?’ Lời nói của cô thị nữ lại càng làm Nanda đau buồn thêm: ‘Cái gì! Vậy thì, Mahashraman trở về mà không có thức ăn bố thí suốt bốn tháng qua à? Đó có nghĩa là Minh Sư đã nhịn ăn bốn tháng và mình đã không thể phục vụ Ngài. Sao mình vô phước quá!’ Lúc đó, quan thủ hiến Sugupta đến”, phu quân của bà. “Nanda kể ông nghe mọi sự. Sugupta cũng trở nên lo lắng. Vua Shatanik và Hoàng hậu Mrigavati cũng được tin là Shraman Mahavira lang thang trong thành Kaushambi mà không có thức ăn nước uống suốt bốn tháng”. Ôi chao! Không có đồ ăn, không sao, nhưng không có nước uống suốt bốn tháng, Ngài nhất định thật sự được duy trì bởi thần thông phi thường mà Ngài có được bấy lâu nay, nhờ tu khổ hạnh và thuần khiết, và thành thật, và kiên quyết, không hề dao động. Vì vậy, “Mọi người vừa buồn vừa lo. Gia đình hoàng gia đã đến diện kiến Đức Mahavira Swami và thỉnh cầu Ngài nhận thức ăn. Nhưng Ngài không hề lay chuyển”. Sau khi Ngài rời khỏi vương quốc, gia đình hoàng gia vẫn còn tại vị. Vì thế, họ đến thỉnh cầu Ngài ăn một chút gì đó, nhưng Ngài vẫn từ chối.
“Năm tháng hai mươi lăm ngày trôi qua kể từ khi Đức Mahavira Swami không ăn gì cả”. Ngài trở thành người sống bằng không khí. Cũng có thể là vậy. Có lần, tôi cũng sống như vậy. Nếu phải làm vậy, mình cũng có thể. Nhưng đừng thử nha. Cho xin đi. Tôi có kể quý vị câu chuyện khi tôi sống bằng không khí rồi. Lúc đó tôi ở trong một ngôi chùa, làm việc như một ni cô, như giữ chùa, nấu ăn cho mọi người, và tôi ăn ngày một bữa. Và sau đó vị trụ trì, có lẽ ông nói đùa hoặc ông chỉ có cảm giác tội lỗi, bởi vì tôi là người duy nhất, ni cô duy nhất chỉ ăn ngày một bữa ở đó, và bởi vì thân thể ông không khỏe, ông phải ăn thức ăn ngày sáu lần. Thế nên ông nói với mọi người tại bàn ăn. Ông nói: “Cô Thanh Hải chỉ ăn ngày một bữa, nhưng những gì Cô ăn còn nhiều hơn ba bữa một ngày”. Thế là xong. Từ đó trở đi, tôi không ăn gì nữa hết. Nhưng tôi vẫn tiếp tục làm việc. Tôi không cảm thấy thiếu thốn gì hết. Thật buồn cười. Thật buồn cười, ý lực của mình lúc nào cũng mạnh mẽ. Không biết tôi có định mệnh cho chuyện nhịn ăn này hay không, hoặc đó là một phần của đời tôi mà tôi phải trải qua. Thế rồi tôi ngưng ăn thôi, chỉ như thế. Không [ăn] gì cả. Thậm chí không uống nước, tôi không biết là bao lâu. Ai cũng lo lắng và người ta đến chùa, cứ nhìn, nhìn này nọ, và tôi cảm thấy hơi ngượng. Rồi sau đó tôi bắt đầu ăn lại. Và miếng thức ăn đầu tiên, nếm mùi vị như thể, tôi xé tờ giấy này ăn vậy. Không có mùi vị gì cả.
Và trong thời gian không ăn không uống, tôi không cảm thấy có gì đặc biệt. Tôi chỉ ngưng như thế thôi. Giống như, chỉ thế này. Không chuẩn bị, không nhóm hỗ trợ, không gì cả. Tôi không biết nhiều về bất cứ gì hết. Chỉ thấy không còn muốn ăn và sau đó, tôi ngưng. Và rồi không ăn, không uống gì cả, nhưng tôi vẫn tiếp tục làm việc, và cảm thấy như bình thường. Tôi cảm thấy như trước kia, y hệt như trước kia. Thế là, sư trụ trì rất lo lắng. Ông nói: “Cô không ăn gì cả và Cô làm việc như vậy. Có ổn không?” Tôi nói: “Thưa ổn”. Và tôi nói với ông: “Tôi có thể ăn nếu muốn, và nếu không muốn, thì tôi không ăn”. Tôi nói với ông như vậy. Và ông dường như bối rối nhưng tiếp tục canh chừng tôi, lỡ tôi lăn đùng ra chết hay gì đó, và ông phải lãnh trách nhiệm. Vì vậy, mọi người tìm cách dỗ dành tôi ăn. Và từ từ tôi thấy chán ngán, nên nói: “Mấy chuyện làm phiền này còn tệ hơn là ăn và còn tệ hơn là bị làm xấu hổ vì ăn”. Nên tôi bắt đầu ăn trở lại, nhưng không cảm thấy thích ăn. Nhưng sau khi ăn bữa ăn đầu tiên, mặc dù không có mùi vị nhiều – tôi không ăn nhiều và nó không có mùi vị gì cả – sau bữa đầu tiên, tôi cảm thấy như rơi từ, nói về mặt vật chất, như thể từ lầu năm và nhẹ nhàng rơi xuống tới tầng trệt, như vậy đó. Mình cảm thấy bị rơi, thật sự vậy. Không biết nữa, chỉ cảm thấy như thế. Tôi không biết diễn tả ra sao. Khi không ăn, tôi cảm thấy như đang đi trên mây. Thân thể nhẹ nhàng; tâm trí tự do. Cảm thấy vui hơn trước. Cảm thấy thật tự do. Và mới ăn vài miếng thức ăn đầu tiên, thì cảm thấy như tôi rơi xuống. Chỉ là một cảm giác; không thể diễn tả được. Rất nhẹ nhàng như mình đang lơ lửng từ lầu năm, tối thiểu, rơi thẳng xuống tới tầng trệt – mình cảm nhận như vậy đó. Bữa ăn đầu tiên của tôi sau khi sống tự nhiên bằng không khí. Tôi nghĩ nếu có ai trong quý vị từng thử sống bằng không khí trước đây và bữa ăn đầu tiên ăn trở lại, có thể quý vị cũng cảm thấy như vậy hay là không? (Dạ có.) Quý vị có à? Có hả? Vậy sao ăn làm gì nữa? Nếu có thể nhịn ăn, thì cứ nhịn. Nhưng chỉ nếu vẫn khỏe mạnh, tiếp tục như trước đây, thì quý vị nên tiếp tục.
Và bây giờ tôi biết tại sao mình phải ăn – [để] tạo thêm nghiệp, thêm nhân duyên – để tôi có thể làm công việc khác, thay vì chỉ là ni cô dọn dẹp trong một ngôi chùa nhỏ. Dù là vậy, tôi không hề nghĩ tới việc làm Minh Sư, không gì cả. Chỉ một ngày, có nhóm người Hoa Kỳ gốc Phi đến gõ cửa và nói họ tìm Sư Phụ Thanh. Rồi sau đó, tôi vẫn bỏ chạy, đi sang Đức, đi sang Đài Loan (Formosa). Không, ở Đài Loan (Formosa) gõ cửa trước, người Hoa Kỳ gõ cửa sau. Họ cứ luôn đuổi theo tôi. Vì vậy sau này, tôi nói: “Ồ, thôi thì, mặc kệ”. Tôi đi ra ngoài giảng pháp, giúp đỡ mọi người.
Có điều là nhóm người Hoa Kỳ gốc Phi này, họ không biết gì về Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Họ tu hành kiểu truyền thống tâm linh châu Phi, và họ thật sự tu hành rất chăm chỉ, để họ có được thêm khả năng tiên tri. Họ có thể đi vào trạng thái xuất thần và nói với người ta về điều gì xảy ra cho những người đó, và những gì người ta nên làm để cứu chữa rắc rối lúc bấy giờ của những người đó. Tôi thấy một lần cô ấy xuất thần. Và cô ấy thật to lớn như vầy. Rồi chồng của cô thật lớn như vầy, chỉ một phần ba kích cỡ của cô hoặc một phần tư hoặc thậm chí một phần năm, rất gầy và trẻ. Nhưng khi xuất thần, cô ấy có thể ngã và ông chồng có thể đỡ cô như tôi cầm một mảnh giấy. Thật buồn cười. Và cô ấy cứ nói với người ta cái này là gì và cái đó là gì, mà không biết cô ấy đang nói gì. Sau đó, cô thức dậy, cô không nhớ những gì cô đã nói. Người ta đến gặp cô và rồi nhờ cô giúp đỡ này nọ. Và cô được xức dầu làm nữ hoàng. Nữ hoàng Azula là tên của cô. Không phải tên, mà chỉ là pháp danh được đặt cho cô sau khi cô tu theo truyền thống, truyền thống Châu Phi. Và rồi vào thời gian nào đó, cô ấy phải nằm dài xuống trên sàn nhà và sau đó cô phải nằm trên một tảng đá, một tảng đá giống như cái gối. Không phải cái gối, không mềm, không phải đất mềm, chỉ là tảng đá để cô tựa đầu. Trong chín ngày liền, không ăn, không uống. Và đôi khi họ nhịn ăn, nếu họ muốn thỉnh cầu điều gì đó từ các vị thần. Vì vậy, suốt chín ngày, chín đêm, cô phải nằm hoàn toàn bất động, và người ta đi xung quanh cô tụng niệm những câu thần chú của họ và đủ thứ. Và sau chín ngày, cô trở lại và kể thể nghiệm mà cô thấy trong chín ngày này. Rồi tùy theo đó, trở thành nữ hoàng hay công chúa, hoặc chỉ tước vị nào đó. Nên cô có tước vị nữ hoàng, “Nữ hoàng Azula”. Đó là từ Thiên Đàng, ban cho cô.
Và dạng người này đến với tôi để được thọ Tâm Ấn. Nữ hoàng đến nhà tôi. Nữ hoàng Thiên Đàng đến nhà tôi, không phải nữ hoàng bình thường. Cô phải kể thể nghiệm của mình với ban hội đồng trưởng lão thuộc tín ngưỡng của cô, rồi họ quyết định cô đã đạt được tước vị gì, đẳng cấp gì. Và tất cả họ đều biết, nên cô không thể nói dối. Đây là các trưởng lão, họ có nhiều lực lượng hơn, có khả năng tiên tri nhiều hơn, và thần giao cách cảm nhiều hơn cô, dĩ nhiên. Vì vậy, không nói dối, không thể. Đó là cách cô ấy thành nữ hoàng. Và rồi loại nữ hoàng này đến ngôi chùa tôi ở, tìm một ni cô tầm thường, dọn dẹp nhà vệ sinh lúc bấy giờ, để xin thọ Tâm Ấn. Tôi nói: “Làm sao cô biết nơi này?” Cô nói cô được cho biết trong thể nghiệm. Cô ấy quên “Thanh Hải”. Cô ấy chỉ nhớ “Thanh”, nhưng cô ấy nhớ rõ địa chỉ. Đến với một nhóm tín đồ của cô, và đồng thời, tôi không nhớ, có vua hay hoàng hậu, hay ai đó, công chúa. Và tôi nói: “Tôi không tin làm sao cô biết tất cả điều này. Có lẽ người nào đó nói cô biết”. Cô nói: “Không, không ai nói với tôi”. Chỉ có hướng dẫn bên trong bảo cô đến địa chỉ này.
Ngôi chùa này thì không… nhìn không giống ngôi chùa Phật giáo bình thường. Chỉ là một tòa nhà, một phần của tòa nhà nối liền với cả một dãy nhà, và chỉ là một phần của [dãy đó]. Nó được làm thành ngôi chùa. Và vị thầy lúc bấy giờ đã mua ngôi chùa đó chỉ để dạy các đệ tử người Hoa Kỳ. Mỗi ba tháng, ông đến đó. Và đệ tử của ông, tôi đếm trên đầu ngón tay, có lẽ khoảng 30, 40, một ngôi chùa nhỏ. Và họ đến mỗi Chủ nhật để nghe ông giảng và thỉnh thoảng ông bế quan với họ. Cuộc bế quan có khoảng 20 hoặc hai mươi mấy người. Cho nên, không giống như một ngôi chùa nổi tiếng. Bên ngoài nhìn không giống một ngôi chùa. Chỉ là một căn hộ bình thường.