Cô ấy thấy Baba Sawan Singh mang cô đi gặp Thượng Đế, trên ngai Thượng Đế. Và cô ấy cứ khóc, khóc mãi. Cô nói: “Con chưa hề tưởng tượng, con không bao giờ… Suốt cả đời, con chưa hề tưởng tượng là con có thể thậm chí đến gần ngai của Thượng Đế và nói với Ngài như vậy”.
Ngôi chùa này thì không… nhìn không giống ngôi chùa Phật giáo bình thường. Chỉ là một tòa nhà, một phần của tòa nhà nối liền với cả một dãy nhà, và chỉ là một phần của [dãy đó]. Nó được làm thành ngôi chùa. Và vị thầy lúc bấy giờ đã mua ngôi chùa đó chỉ để dạy các đệ tử người Hoa Kỳ. Mỗi ba tháng, ông đến đó. Và đệ tử của ông, tôi đếm trên đầu ngón tay, có lẽ khoảng 30, 40, một ngôi chùa nhỏ. Và họ đến mỗi Chủ nhật để nghe ông giảng và thỉnh thoảng ông bế quan với họ. Cuộc bế quan có khoảng 20 hoặc hai mươi mấy người. Cho nên, không giống như một ngôi chùa nổi tiếng. Bên ngoài nhìn không giống một ngôi chùa. Chỉ là một căn hộ bình thường. Chùa có hai tầng và một tầng hầm. Tầng hầm là nhà bếp – cho cộng đồng nấu và ăn. Và tầng trệt dành cho chư Phật, đại điện và thiền định. Tầng lầu ba là khu cư trú. Tôi có một phòng nhỏ trong đó. Vị thầy sống ở phía trước; tôi sống ở phía sau. Một phòng, chia cách bởi một hành lang và một phòng trống.
Cho nên, nếu tôi đi ra ngoài, chặng đường dài, rồi trở về và [nếu] không viết lại địa chỉ của ngôi chùa, thì sẽ bị lạc liền. Nhưng họ tìm thấy ngôi chùa dễ dàng, rồi rung chuông. Lúc đó tôi có một mình; vị trụ trì đi đi về về hoài. Ông có thẻ xanh, đi tới đi lui. Thế rồi, họ đi vào và nói chuyện với tôi. Họ [những người đi tìm Chân Lý] kể lại hướng dẫn bên trong cho họ biết về tôi rằng tôi sẽ truyền Tâm Ấn, và họ sẽ nghe được Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại), họ có thể nghe hải triều âm. Nên tôi nghĩ cô ấy không thể nào nói dối. Tôi hỏi cô ấy có biết gì về Pháp Môn Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) không, và những giáo lý như vầy, như vầy. Ít nhất là giáo lý tương tự hoặc gì đó như vậy. Cô ấy có đọc gì không? Họ nói: “Không ạ. Không biết gì cả”. Chỉ là hướng dẫn [bên trong] bảo chúng tôi đến đây và Ngài sẽ ban cho chúng tôi lễ xức dầu thiêng liêng, và rồi chúng tôi sẽ nghe được hải triều âm, ngay cả khi không có biển”. Đại khái vậy đó. Nên tôi nghĩ họ không thể nào nói dối. Họ nói dối tôi làm gì chứ? Bởi vì tôi không có dự định truyền Tâm Ấn cho ai cả. Tôi chỉ sống trong chùa, lau chùi nhà tắm và sàn nhà mỗi ngày. Sau đó tôi nói: “Thôi được, nhưng quý vị phải ăn chay (thuần chay)”. Họ nói: “Vâng, chúng tôi đã ăn chay (thuần chay) rồi”. Vì truyền thống của họ có lẽ là như vậy. Ồ, rất thành tâm. Thể nghiệm tốt.
Sau đó họ thỉnh thoảng vẫn đến thăm tôi và thiền với tôi hoặc thiền một mình. Tôi sắp xếp cho họ phòng mà sư trụ trì luôn dành riêng để gặp các đệ tử trong thời gian bế quan. Tôi nói: “Quý vị ở dưới đó, tôi ở phòng của tôi. Bởi vì tôi không thể để quý vị ở phòng trên lầu”. Trên lầu chỉ có một phòng cho sư trụ trì và một phòng khác để thiền. Ngoài ra, trên lầu có một phòng thiền cho các đệ tử khi họ đến. Vào buổi sáng, họ đến thiền với ông. Trước đó tôi nghĩ họ nhầm lẫn. Tôi nói: “Nếu quý vị muốn tìm sư trụ trì, ông không có ở đây. Hai tháng nữa quý vị trở lại; ông sẽ về đây. Và tên ông không phải là Thanh”. Tôi nói với họ vậy. Ông là một nhà sư Phật giáo. Nên họ nói: “Không, không. Họ nói Sư Phụ Thanh”. Tôi nói: “Có lẽ Sư Phụ Ji. Sư Phụ Ji. Đó là người nam”. Có lẽ “Ji” là tiếng Ấn Độ dành cho vị đại Minh Sư. Mọi người luôn nói Guruji, Maharaji, hoặc Mataji. Babuji, Babaji. Mọi thứ “ji” có nghĩa là vĩ đại. “Vì vậy, tôi nghĩ có lẽ hướng dẫn của quý vị muốn nói là Sư Phụ Ji. Nhưng ông không có ở đây. Rồi cô ấy nói: “Không, không phải. Vì vị hướng dẫn nói đó là một người nữ. Mà vị trụ trì có dạy Pháp Môn Hải Triều Âm không? Tôi nói: “Không, ông không biết gì về (pháp môn) đại dương cả”. Nên cô nói: “Thế thì không phải rồi”. Ngài có biết không? Họ hỏi tôi có biết gì về Âm Thanh Hải Triều (Thiên Đàng nội tại) không. Tôi nói: “Tôi biết một chút”. Họ nói: “Vậy thì đó là Ngài rồi. Là Ngài. Ngài là người nữ và Ngài biết về Hải Triều Âm bên trong, vậy vị trụ trì không phải là người chúng tôi muốn tìm". Thế rồi tôi phải truyền Tâm Ấn cho họ. Họ từ xa xôi tới. Tôi đã cho họ thức ăn và thêm các thứ. Và họ cũng trở lại vào những dịp khác.
Nhưng họ sợ ma. Họ lẽ ra phải là người trừ ma. Họ kiểu như là những pháp sư. Họ có thể thấy ma rõ ràng. Và rồi một ngày nọ, họ đến thăm tôi, và họ hỏi: “Chúng con có thể ngủ trên lầu với Ngài không?” Tôi nói: “Phòng nhỏ. Tôi không quen ngủ với người khác. Quý vị có phòng rộng rãi ở tầng dưới. Như vậy thoải mái hơn, và phòng tắm nữa, đủ thứ cho quý vị rồi. Đi vệ sinh thật tiện”. Cô ấy nói: “Dạ không, có rất nhiều ma dưới đó, ít nhất khoảng 300 con ma”. Tôi nói: “À”. Tôi nói: “Đây là chùa. Ma cũng được chào đón”. Bên ngoài không có nói ma không được tới. Tôi nói: “Hơn nữa, chùa cũng cho ma ăn mỗi ngày”, cho tượng trưng với thần chú và sau đó nhân lên. Chỉ là tượng trưng: vảy vài giọt nước và một ít gạo, và sau đó nhân lên, rồi ma đến cũng lắng nghe mình tụng kinh Phật và nghi thức. Đại khái vậy đó.
Quý vị kiểm tra chữ đó trên mạng cho tôi nhá? Như cho ma ăn hoặc cầu nguyện Trời Phật trước khi ăn? Đã lâu rồi tôi không dùng từ đó nữa. “Vậy, thành ra đây là nhà của họ. Nên dĩ nhiên là họ ở đây, nhưng họ không hại quý vị đâu, tôi hứa đấy. Bởi vì hãy nhìn tôi, sư trụ trì, và những người khác, họ đến và đi. Tôi ở đây, không có gì xảy ra. Đừng lo lắng. Hơn nữa, nếu ma có thể ở tầng dưới, họ cũng có thể đi lên lầu, vậy có gì khác biệt đâu?” Tôi nói: “Ma, họ tự do hơn chúng ta. Họ có thể bay vút lên lầu như thế này, nhanh hơn chúng ta đi lên cầu thang. Vậy nếu cô đi [lên] đây, có gì khác biệt đâu?” Rồi, cô ấy nói: “Không, không, khác chứ ạ. Trên đây không có ma. Họ chỉ ở tầng dưới. Ở đây, Ngài có tới ba, bốn Minh Sư với Ngài. Và có một vị Minh Sư với bộ râu rất dài. Tên của Ngài là Baba Sawan Singh. Và vài vị Minh Sư khác nữa…” Cô nêu tên tất cả Minh Sư này nọ.
Khi tôi truyền pháp cho cô ấy, cô thấy Ngài Baba Sawan Singh bên trong, và Ngài cho cô biết tên Ngài và nói rằng Ngài và tôi là một. (Hay quá.) Ngài Baba Sawan Singh và tôi là một. Tại sao? Tại sao? Tôi nghĩ trước đây có kể rồi mà? Tôi chưa kể? Chưa hả? Chưa kể à? Và tôi nói: “Làm sao cô biết danh hiệu Ngài Baba Sawan Singh?” Cô nói: “Ngài ấy bảo con bên trong”. Họ rất thành tâm và tâm linh rất thuần khiết. Và rồi tôi mới nói: “Được, nếu Ngài nói vậy, thì là vậy. Minh Sư không nói dối với cô. Để làm gì?” Thể nghiệm nội tại, và cô ấy thấy Ngài Baba Sawan Singh dẫn cô đi gặp Thượng Đế, trên ngai của Ngài. Và cô ấy cứ khóc, khóc mãi. Cô nói: “Con chưa từng tưởng tượng, con không bao giờ… Cả đời, con chưa từng tưởng tượng là con có thể thậm chí đến gần ngai của Thượng Đế và nói chuyện với Thượng Đế như vậy”. Lúc bấy giờ, đó chưa phải Thượng Đế cao lắm, ít nhất bên trong Năm Cảnh Giới, tuy nhiên, cô ấy khóc quá. Ồ, cô ấy khóc không ngừng. Tôi nói: “Nín đi, bằng không cô sẽ bị khô queo. Tôi sẽ không thấy cô đâu nữa. Tôi sẽ hỏi: ‘Azula đâu rồi? Ở đâu, ở đâu?’” Rồi tôi cho cô ấy nước uống, thế là ổn. Lúc đó tất cả họ đều có thể nghiệm bên trong tốt.
Và rồi họ thậm chí sang Đài Loan (Formosa) để thăm tôi. Lúc đó, tôi sống trong rừng, rừng trong rặng Dương Minh Sơn. Chúng tôi không có nhà hay gì cả; chúng tôi chỉ dựng lều. Và bằng cách nào đó, họ gắn một vài tấm kim loại với nhau, làm thành một chòi vuông nhỏ cho tôi. Tôi để cô ấy ở lại, và sau đó cô ấy lại sợ ma nữa. Tôi nói: “Cô tưởng tượng thôi. Cô hỏi mấy nữ tu này coi”. Lúc đó, tôi có khoảng, không biết nữa, hơn mười nam nữ xuất gia cùng với tôi. Chúng tôi chia sẻ quần áo. Chúng tôi không có đủ tiền để mua quần áo. Tôi cho họ quần áo của tôi. Chỉ giữ một bộ cho mình, bởi vì chúng tôi không có đủ tiền để mua [đủ] quần áo, quần áo cho nữ xuất gia, thế rồi chúng tôi cũng ổn. Dù sao chúng tôi cũng ổn. Lúc đó chúng tôi hạnh phúc. Không có nhiều tiền, nhưng chúng tôi hạnh phúc.
Tôi nghĩ lúc đó tôi có trồng một ít giá và rau để bán. Rồi bằng cách sao đó chúng tôi có một ít tiền. Tôi không nhớ làm sao chúng tôi sống lúc đó. Và các nữ xuất gia còn làm mấy tờ rơi nữa chứ, như bản tin hằng tuần – một tờ giấy, một miếng giấy – để sao chép mấy bài nói chuyện mà tôi nói với họ, rồi họ gửi ra cho bất cứ ai. Rồi chúng tôi có một lều lớn, dài khoảng ba, bốn mét, và rộng hai mét. Khi cô ấy đến, tôi để cô ấy ở trong chòi bằng kim loại rồi, mà cô ấy vẫn sợ ma, đến nói với tôi: “Ồ, ma ở đây nhiều quá. Làm sao Sư Phụ sống ở đây được?” Tôi nói: “Chúng tôi sống chứ. Ma sống ở đây trước khi chúng ta đến, vậy chúng ta nên xin lỗi họ, là họ cũng để chúng ta ở”.
Bởi vì núi đó được gọi là Dương Minh Sơn. Đó là công viên quốc gia. Ngoại trừ những ai vốn đã ở đó rồi – tổ tiên lâu, lâu, lâu đời để lại một căn nhà – không ai có thể xây thêm nhà nào nữa. Và nơi đó được cho là khu vực có rất nhiều ma. Họ dựng lên nhiều truyện cười về điều đó. Như là, có lúc tài xế tắc-xi nào đó không dám chở người đến khu vực đó. Bởi vì khi họ trả tiền, đó không phải tiền thật. Khi trở về, họ nhận ra đó là tiền âm phủ. Không phải tiền thật. Tiền đặc biệt. Đó là một loại tiền vàng mã đặc biệt.
Quý vị không biết câu chuyện về Dương Minh Sơn sao? (Dạ biết.) Đó là chuyện có thật. Có nghe về điều đó ha? Ồ, có. Vậy vị này là nhân chứng. Tôi không nói dối. Tôi chỉ nghe, nhưng không chắc. Chúng tôi đã sống ở đó. Không ai, không có ma nào dám đến với chúng tôi bao giờ. Chắc chúng tôi hung dữ hơn ma hay sao đó. Tôi nói: “Đừng lo. Chúng ta được thọ Tâm Ấn vào Pháp Môn Quán Âm. Không ma nào làm gì được cô đâu. Hơn nữa, cô là người trừ ma! Cô là bậc thầy của những người trừ ma mà. Cô đuổi ma! Mà sao cô lại sợ ma? Vậy nếu thân chủ của cô nghe điều này, làm sao họ tới nhờ cô nữa?” Cô nói: “Ồ, quá nhiều, quá nhiều, và ma lớn, lớn, ma lớn lắm”. Tôi nói: “Lớn hay nhỏ, họ không làm gì chúng ta cả. Tất cả chúng tôi sống ở đây với nhau hòa hợp, vì chúng tôi không hại họ, họ không hại chúng tôi”. Cô ấy vẫn cố đến thăm tôi hoài, cùng với mấy chuyện ma, nên tôi tặng cô ấy trái cây, bất cứ gì chúng tôi có, và nói: “Đây là trái cây ngon. Nếu ma thấy nó, họ sẽ không đụng tới cô đâu. Họ sẽ không đến gần”. Không có ma nào làm phiền chúng tôi. Họ chỉ để cho chúng tôi thấy họ. Dù có thấy hay không, chúng tôi thật sự không bận tâm. Lúc đó ma không dám xuất hiện trước mặt tôi và các đệ tử xuất gia của tôi. Hoặc có lẽ chúng tôi mù hoặc điếc đối với thế gian. Người ta nói điếc không sợ súng; có nghe gì đâu! Bởi thế, có lần chúng tôi đùa giỡn rất nghịch ngợm. Chúng tôi nói: “Đừng về nhà muộn quá nhé”. Rồi lần khác, tôi nói với mấy người xuất gia… Đôi khi họ phải ra ngoài mua đồ, mua thức ăn hay gì đó.
Tôi không nhớ làm sao chúng tôi sống nổi ở đó. Ít ra chúng tôi có nước. Có một dòng suối chảy quanh khu lều chúng tôi. Và nước suối đẹp lắm, trong suốt như pha lê. Và chúng tôi sống được bởi vì có nước ở đó, nên chúng tôi không màng. Chúng tôi từng uống nước tệ hơn như vậy; nước dơ, khi không có chỗ ở. Chúng tôi đi khắp đường phố, uống bất kỳ nước nào, mà cũng không có gì xảy ra. Thật vậy, chúng tôi được bảo vệ. Bởi vì có lúc nước dơ, rất dơ, nhưng chúng tôi chỉ dùng vải, tăng phục của mình hoặc gì đó để lọc qua rồi nấu lên. Nhưng nước thật sự rất dơ, nhưng đôi khi chúng tôi không có nơi nào khác để đi; không tìm được nơi nào khác. Chúng tôi sống trên đường phố, nên chỉ uống bất cứ gì, và cũng không sao hết. Ở [trên núi] đó chúng tôi chỉ có một mảnh đất đó và nước [suối] chảy quanh năm – dòng suối nhỏ nhưng chảy liên tục, đẹp, trong lành. Lần đầu tiên chúng tôi thấy dòng suối trong lành mà không ai làm vẩn đục và không nhiễm bẩn. Ôi chao, chúng tôi thật may mắn và vui sướng. Chúng tôi định ở đó mãi mãi.
( Thưa Sư Phụ, phải chữ này không? ) Không phải. Mông Sơn thí thực nghĩa là cho ăn… Không phải. Đó nghĩa là “Cảm tạ Phật Bồ Tát và cho ma ăn, v.v.” Cái đó khác. Không phải cho ăn thông thường. Không chỉ cho ăn như vầy. Đó là nghi lễ tôn giáo. Tìm thấy chữ đó rồi hả? ( Nghi thức. Nói rằng: Nghi thức nghĩa là tôn thờ công khai theo phong tục do một nhóm tôn giáo thực hiện. ) “Tôn thờ công khai theo phong tục do một nhóm tôn giáo thực hiện”, đúng vậy. Nghi thức cũng vậy. Chúng ta ca ngợi Thượng Đế và cảm tạ Thượng Đế cho ăn và ban cho thức ăn mà chúng ta ăn. Hình thức tôn thờ hay cầu nguyện đó được gọi là “nghi thức”. Ngoài ra, trong Đạo Phật, chúng tôi cũng cảm tạ Đức Phật này nọ, và sau đó chúng tôi cho một số ma ăn. Vì thế, thật sự, ma có đến, hơn 300 con ma. Nên chúng ta có nhân chứng. Nữ hoàng Azula thấy điều đó. Tôi nghĩ cô ấy vẫn còn sống bên Hoa Kỳ. Đã lâu không gặp. Tôi cứ thay đổi chỗ ở, nên không nghĩ cô ấy có thể chạy theo tôi kịp nữa. Việc chúng ta làm không phải là “Mông sơn thí thực”, nghĩa là cúng thí cô hồn. Lễ kinh sáng và kinh chiều mà Phật tử làm được gọi là “nghi thức”, trong Công giáo cũng có nghi thức này.
Nghi thức. Cũng có một truyện cười về nghi thức này. Có một linh mục đến châu Phi cố gắng truyền bá giáo lý của Chúa Giê-su, nhưng ông phải băng qua một khu rừng. Và ông gặp một con sư tử. Con sư tử muốn ăn thịt ông. Chắc chắn ông không thể chạy. Vì thế, vị linh mục quỳ xuống và nói điều gì đó. Con sư tử hỏi: “Ông đang nói gì vậy?” Vì ông nói: “Để ta làm nghi thức trước khi nhà ngươi ăn ta.” Thế là, ông quỳ xuống cầu nguyện Thượng Đế và nói “cảm tạ” này nọ và “xin cứu linh hồn con”. Và rồi sư tử cũng quỳ. Thấy vậy, vị linh mục nói: “Ta quỳ cầu Thượng Đế và cầu xin cứu linh hồn ta, và giúp ta. Còn nhà ngươi quỳ làm gì?” Sư tử nói: “Trước khi ăn, mình phải làm Giáo nghi, không đúng sao?” Trước khi dùng bữa, nó phải cảm tạ, làm nghi thức. Đó là tại sao tôi nhớ chữ “nghi thức”. Sư tử ngoan đạo.
Nếu tôi tiếp tục làm người sống bằng không khí, tôi nghĩ sẽ không thể làm việc này. Đó là một lĩnh vực khác. Có lẽ tôi sẽ có đời sống tốt đẹp hơn. Nhưng tôi không nghĩ sẽ có thể làm thêm nhiều việc hoặc việc lớn, như những gì tôi đang làm bây giờ. Nhưng đôi khi tôi tự nhủ: “Mình thật bao đồng! Sao mà có thể làm tất cả điều này?” Ngay cả Truyền Hình Vô Thượng Sư cũng là một công việc lớn đối với tôi rồi. Làm sao tôi còn có chó? Tôi phải trang điểm, mặc quần áo, thiết kế đủ kiểu, và kinh doanh nữa. Việc kinh doanh đôi khi cũng quấy rầy tôi: ban làm việc, thuế má, và sổ sách kế toán. Đôi khi tôi nghĩ: “Ôi Trời ơi. Mình thật sự là người bao đồng, không phải sao?” Tôi tự nhủ. Tự rầy la mình. Tôi nói: “Ta chính là người duy nhất đáng trách. Không Thượng Đế, không Ma Vương, không Sa-tăng, không ma quỷ, không trách ai hết. Chỉ có ta thôi, là người duy nhất”. Bởi vì điều này dẫn đến điều kia. Nếu có kinh doanh, mình phải lo liệu điều này, điều nọ và điều kia.
Nếu truyền Tâm Ấn, thì phải đi gặp người này người kia. Phải chăm lo cho họ từ trong ra ngoài. Không phải như đến ngồi ở đây, mà tôi không cảm thấy gì từ quý vị, không cảm thấy sự lôi kéo, khóc lóc, tất cả những thứ đó. Không phải như truyền Tâm Ấn rồi sau đó tôi không nghe thấy quý vị ở nhà gặp rắc rối, khẩn nài trước pháp tướng Sư Phụ, và muốn cái này, muốn cái kia. Nếu quý vị thực sự cần thì cũng được. Nhưng đôi khi quý vị không thật sự cần. Quý vị chỉ cầu xin điều này điều nọ để thử Sư Phụ thôi. Mấy chuyện này không có hiệu quả đâu. Hãy tu hành ở nhà. Cầu nguyện Sư Phụ khi cần, tất nhiên rồi, nhưng không phải lúc nào cũng lạm dụng mối quan hệ của chúng ta.
Không như quý vị chỉ kết hôn và có một đứa con và sau đó không có vấn đề. Không đâu. Vấn đề xuất hiện, với hôn nhân và với con cái. Tới khi vào cuộc mình mới biết điều đó. Tương tự. Chỉ một cô vợ, một đứa con, và một công việc, và một căn nhà, mà quý vị đã có rất nhiều vấn đề rồi. Tôi có nhiều nhà bởi vì, trước kia, tôi cứ đi khắp nơi và mỗi quốc gia tôi mua chỗ này và mua chỗ kia để làm Đạo tràng. Rồi sau đó, chỗ đó trở nên quá nhỏ và rồi tôi cũng không bán được. Cần một thời gian. Trước đây, tôi không có ai bên cạnh để giúp đỡ, nên tôi mua dưới tên của tôi, bây giờ tôi phải đi đến đó để lo liệu, bởi vì một số quốc gia không chấp nhận chỉ có thư ủy quyền hoặc hộ chiếu. Mình phải đích thân đi đến trước công chứng viên hoặc luật sư, này kia kia nọ. Không bao giờ hết rắc rối.