“Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi – lâu như có thể tưởng tượng được, có một ông lão neo đơn và cũng không khá giả; dưới mức nghèo khó. Một ngày nọ, ông lục lọi khắp người, khắp túi áo túi quần, xem có tiền không, rồi cuối cùng ông tìm được một đồng xu trong túi. Và ông tự hỏi: ‘Chỉ có một xu thế này, mình làm được gì đây?’ Rồi sau một hồi suy nghĩ, ông ra chợ dạo xem những thứ bày bán ở đó.”
Bây giờ, quý vị có muốn nghe truyện không? Một truyện rất đơn giản. (Ồ, dạ có. Dạ có, Sư Phụ. Rất muốn, thưa Sư Phụ.) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Nếu quý vị không có câu hỏi, hoặc có điều gì khác muốn nói? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Vậy tốt.
Nhiều người buồn vì Nữ hoàng qua đời, nên có lẽ tôi đọc một truyện cho quý vị nghe. Và biết đâu họ cũng có thể nghe để vơi đi đôi chút nỗi buồn. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.)
Truyện này cũng từ sách Kho Tàng Truyện Dân Gian Do Thái, tựa là: “Ông Lão Neo Đơn Rớt Hạt Đậu”. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Quý vị sẽ biết loại đậu nào. Quý vị nghe rõ phải không? (Dạ rõ, thưa Sư Phụ. Chúng con nghe rõ. Nghe rõ ạ.)
“Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi – lâu như có thể tưởng tượng được, có một ông lão neo đơn và cũng không khá giả; dưới mức nghèo khó. Một ngày nọ, ông lục lọi khắp người, khắp túi áo túi quần, xem có tiền không, rồi cuối cùng ông tìm được một đồng xu trong túi”. (Ồ.) Một đồng xu. Có lẽ vào thời đó, một đồng xu có giá trị hơn một đô la ngày nay. Ờ, có lẽ vậy.
“Và ông tự hỏi: ‘Chỉ có một xu thế này, mình làm được gì đây?’ Rồi sau một hồi suy nghĩ, ông ra chợ dạo xem những thứ bày bán ở đó. Nhưng với chỉ một xu thôi, người ta đâu thể mua được gì? Người ta đâu thể mua được thứ gì đáng giá? Ông suy nghĩ, đi tới đi lui, nhưng cuối cùng, để đỡ buồn miệng, ông lão mua một cái kẹo đậu phụng”. (Dạ.) Một cái. Ờ.
“Rồi ông vừa nhai kẹo đậu phụng vừa đi trên đường. Rồi ông đi ngang qua cái giếng, lúc đó trên tay ông chỉ còn lại một hạt đậu. Ông lão thẩy vô miệng, nhưng hạt đậu lại trật qua một bên”. (Ồ. Ôi chao.)
Quý vị biết nó rơi ở đâu không. Xuống giếng. (Ồ. Ôi Trời.) “Ông lão nghèo rớt mồng tơi này cảm thấy tiếc. Rồi ông đứng nhìn xuống lòng giếng và la lên: ‘Trời ơi, Trời ơi là Trời. Hạt đậu của tôi. Hạt đậu của tôi mất rồi, mất tiêu rồi’. Và ông vô cùng buồn bã.
Thình lình nước trong giếng xoáy cuồn cuộn, kêu rào rào. (Chà.) Rồi một con quỷ nhỏ ló đầu lên từ dòng nước xoáy đó. Đầu nó xuất hiện giữa dòng nước xoáy này. Và nó nói: ‘Ông lão mắc chứng gì mà la om sòm thế? Ồn ào quá ai mà chịu cho nổi?’ Ông lão nói: ‘Ta muốn có lại hạt đậu của ta’. Rồi, con quỷ nhỏ lặn xuống đáy giếng và cố tìm hạt đậu đó cho ông lão. Nó cố hết sức, nhưng cũng không tìm ra. (Ồ.) Rồi, nó lại ló đầu lên lần nữa, nói với ông lão: ‘Mất rồi, mất rồi. Mất tiêu rồi’.
Ông lão hỏi: ‘Sao? Sao thế được? Ngươi nói mất rồi là có ý gì? Ta thực sự có một hạt đậu, rõ rành rành như thế, làm sao biến mất được?’ Con quỷ nhỏ đáp: ‘Tôi đã cố hết sức mà không tìm ra, nhưng nếu ông đừng la om sòm nữa, thì tôi sẽ cho ông cái khác ngon lành hơn’. (Ồ.)
Ông lão hỏi: ‘Ngươi cho ta cái gì?’ Con quỷ nhỏ nói: ‘Tôi sẽ cho ông một cái bình’”. Như bình trà hay gì đó tương tự. (Dạ, thưa Sư Phụ.). ‘Tôi sẽ cho ông một cái bình có phép thần thông. (Chà.) Hễ lúc nào cảm thấy đói bụng, ông có thể yêu cầu cái bình này cho ông bất cứ thứ gì ông muốn, thậm chí là một đống hạt đậu, hoặc bất cứ đồ ăn nào khác. (Chà, tốt quá.) Đặc biệt hơn nữa, bất cứ thứ gì ông muốn và muốn bao nhiêu, nó sẽ cho ông bấy nhiêu’.
Ông lão hỏi: ‘Nhưng nếu ngươi gạt ta thì sao? Con quỷ nhỏ trả lời: ‘Không, không, không đâu. Ông biết đường tìm tới cái giếng này mà, không phải sao? Nếu tôi nói dối ông, thì ông tìm tới cái giếng này’”. Nghĩa là, “Ông biết tôi sống ở đâu mà”. (Dạ, thưa Sư Phụ.) “‘Đây, ông cầm lấy cái bình này. Nếu ông cho rằng tôi lừa ông, thì ông có thể quay lại đây bất cứ lúc nào, phải không?’
Nghe như vậy, ông lão cầm lấy cái bình thần đi về nhà. Khi về đến nhà, ông đóng cửa lại và hô ngay: ‘Bình ơi, ta đói’. Thế là lập tức trong bình xuất hiện vô số hạt đậu, tràn cả ra ngoài. (Hay quá.) Không phải chỉ một hạt mà ông đánh mất. Và đậu rơi tung tóe khắp nhà.
Thấy vậy, ông lão liền nói: ‘Nhưng ta không muốn thứ đó. Ta muốn rất nhiều, rất nhiều đồ ăn có nhiều loại rau và trái cây như nho, hạt điều, này nọ cơ’. (A.) Thế là, lập tức trong bình xuất hiện mọi thứ mà ông yêu cầu, và vẫn còn bốc hơi nóng hổi. (Chà.) Và nhiều đến nỗi ông lão có thể ăn, ăn mãi mà không bao giờ hết. Bấy giờ, ông cảm thấy bụng ấm và trong người khỏe khoắn.
Rồi ông ra khỏi nhà, đi qua nhà hàng xóm tán gẫu. (A, dạ đúng.) Và những người láng giềng nghe ông lão nói những chuyện gì? Dĩ nhiên là nói về đồ ăn! Một số người nói: ‘Ồ tôi đã ăn món ngon này, tôi đã ăn món ngon kia’. Và người khác nói: ‘Ồ, tôi cũng đã ăn món ngon lạ này và món ngon lạ kia’. Và một người nói: ‘Ồ, bác không biết đâu, hôm kia tôi ăn bánh nướng, loại bánh rất, rất đặc biệt’”. Nhân bánh đó có mấy thứ đặc biệt, quý hiếm. (Dạ.) Giống như chúng ta làm bánh mince pie thuần chay, hoặc tương tự. (Dạ, thưa Sư Phụ.) “Và người khác nói: ‘Bác không biết đâu, hôm qua tôi ăn một trong những món ăn nổi tiếng nhất trên thế giới’.
Sau khi nghe xong, ông lão neo đơn liền nói: ‘À, mấy thứ các bác nói đó chỉ đáng giá bằng một hạt đậu thôi. Làm sao sánh được với những thứ tuyệt hảo mà tôi vừa ăn lúc nãy? Nếu các bác không tin, tôi sẽ về nhà mang sang đây ngay cho các bác thưởng thức những món ăn thượng hảo hạng mà các bác sẽ không bao giờ được ăn nếu không có tôi. (Ồ.) Và thậm chí từ khi sinh ra cho tới khi chết, các bác cũng chưa bao giờ được nếm thứ gì như vậy’. (Ồ.)
Nói xong, ông lão neo đơn liền quay về nhà, Ông đi tới cái bình, vỗ nó một cái và nói: ‘Này, bình ơi, ta muốn một bữa ăn thịnh soạn, đủ cho năm người, và chỉ những món tuyệt hảo nhất trên thế giới nhé’. Lập tức, dĩ nhiên là cái bình hóa hiện ra đủ loại thức ăn ngon. Chưa ai từng thấy trước đây, và nếu ai thấy được, họ đều muốn ăn ngay lập tức. Sau đó ông lão mang mọi thức ăn này qua cho hàng xóm láng giềng của mình.
Vừa nhìn thấy chúng, mặt mày mọi người đều sáng rỡ, vui vẻ và tươi cười. Rồi họ hỏi: ‘Này bác, bác lấy những món cao lương mỹ vị này ở đâu ra mà nhiều như vậy?’ Ông lão neo đơn trả lời: ‘Các bác quý hóa của tôi ơi, cứ yên chí. Từ nay trở đi, các bác muốn gì, sẽ có nấy. Tôi sẽ mang sang cho các bác. Nhưng các bác không được phép hỏi chúng ở đâu ra. Bí mật đấy’”. (A.)