Còn bà già tệ bạc này, bà ta rời đi và lẻn vào nhà ông lão neo đơn, bà lấy cắp cái bình và rồi thay vào đó bằng cái bình của mình. (Ồ.) Một lát sau, những người hàng xóm cảm thấy muốn ăn thêm nữa. Và rồi họ nói với ông lão neo đơn, ‘Nếu mà được thêm vài món ngon như thế nữa thì hay lắm nhỉ?’ Thế là ông lão liền về nhà và vỗ bình một cái, nhưng lần này cái bình chẳng cho ra gì cả.”
Ông lão neo đơn nói, ‘Các bác quý hóa của tôi ơi, cứ yên chí. Từ nay trở đi, các bác muốn gì, sẽ có nấy. Tôi sẽ mang sang cho các bác. Nhưng các bác không được phép hỏi chúng ở đâu ra. Bí mật đấy.’ (A.)
Lúc đó, có một bà già xấu tánh, lắm chuyện, cũng muốn tham gia cùng họ ăn uống. Vì vậy, khi ông lão neo đơn về lấy thêm thức ăn cho bà, lúc đó bà rón rén đi theo sang nhà ông. (Ồ.) Ông lão bước vào nhà, quay lưng đóng cửa lại nhưng không phát hiện ra là bà đi theo. Qua lỗ khóa, bà già nhìn thấy ông lão lấy bình ra vỗ một cái, rồi yêu cầu nó cho ông tất cả thức ăn mà ông muốn.
Rồi chỉ trong chớp nhoáng là có đủ mọi món ngon đẹp mắt và đồ ăn quý hiếm xuất hiện trước mặt ông. (Chà.) Rồi, ông lão neo đơn đem cất cái bình đi và sau đó mang tất cả thức ăn sang nhà hàng xóm để bà cũng có thể cùng ngồi ăn với mọi người. Họ ăn uống rất, rất nhiệt tình và hăng say. Họ ăn sạch thức ăn mà ông mang đến. Sau đó, tất cả họ đều sốt sắng nói ‘Cảm tạ’ Thượng Đế.
Và cứ thế tán gẫu tiếp. Còn bà già tệ bạc này, bà ta rời đi và lẻn vào nhà ông lão neo đơn, bà lấy cắp cái bình và rồi thay vào đó bằng cái bình của mình. (Ồ.) Một lát sau, những người hàng xóm cảm thấy muốn ăn thêm nữa. Và rồi họ nói với ông lão neo đơn, ‘Nếu mà được thêm vài món ngon như thế nữa thì hay lắm nhỉ?’
Thế là ông lão liền về nhà và vỗ bình một cái, nhưng lần này cái bình chẳng cho ra gì cả.” (Ồ. Vâng.) Dĩ nhiên, quý vị biết, phải không? (Dạ biết, thưa Sư Phụ. Vâng.) “Ông vỗ mấy cái cũng không ra. Nên ông lão nổi khùng. Ông chạy thẳng một mạch tới cái giếng, la lớn, ‘Trời ơi là Trời! Hạt đậu của tôi, hạt đậu của tôi!’
Sau đó nước trong lòng giếng xoáy cuồn cuộn và kêu rào rào, và rồi đầu của con quỷ nhỏ ló lên. Nó hỏi, ‘Ông làm gì mà la om sòm thế?’ Ông lão nói, ‘Ta muốn có lại hạt đậu của ta!’ Con quỷ nhỏ hỏi, ‘Ông còn muốn gì nơi tôi nữa đây? Không phải tôi đã cho ông cái bình có thể nuôi sống ông hết quãng đời còn lại rồi sao?’ Ông lão điên tiết hét lên, ‘Ngươi là một tên lường gạt. Ngươi chỉ muốn đánh lừa để ta đi cho khuất mắt ngươi. Bởi vậy ngươi mới nói với ta về cái bình. Đâu có đúng. Đây – ngươi cầm lấy. Ta trả lại cho ngươi đó. Nó không giúp ích gì cả.’
Con quỷ nhỏ quan sát kỹ cái bình, rồi nói với ông lão, ‘Đây đâu phải là cái bình thần mà tôi cho ông. Chắc chắn là có kẻ nào đó đã ăn cắp nó, rồi thay vào một cái bình thường này.’ Và ông lão nói, ‘Không hề! Ngươi lại nói dối nữa à. Ta đây chỉ sống một mình. Đâu có ai trong nhà ta mà ăn cắp cái bình này?’ (Dạ đúng.)
Con quỷ nhỏ không thèm cãi nữa. Nó lặn xuống đáy giếng, rồi nó lại trồi lên với một cái bình khác. (A!) Nó nói với ông lão, ‘Đây là cái bình mới. Tốt nhất ông đừng làm mất nó nữa, được chứ? Tôi nói cho ông biết, cái bình này không những cho ông thức ăn ngon, mà còn cho vàng, bạc với châu báu nữa. (Tuyệt quá.) Bây giờ, xin hãy để tôi yên. Trả lại sự yên tĩnh cho tôi. Ông về đi.’
Ông lão đi về nhà, đóng cửa lại, vỗ bình mới một cái, thế là từ trong bình nhảy ra một vị thần, một vị thần đen thui.” (Ồ.) Quá đen, quá đen, như than từ ống khói của quý vị. “Và vị thần đen thui này hỏi ông lão neo đơn, ‘Thưa ông chủ, bây giờ ông muốn tôi phục vụ ông gì đây?’ Ông lão nói, ‘Ta muốn có nhiều thức ăn ngon và ta muốn có tiền nữa.’ Vị thần đen thui gật đầu và biến mất.
Rồi sau đó, cái bình biến hóa ra nhiều, nhiều, rất nhiều thức ăn ngon, rất nhiều món ăn đẹp mắt. Và sau đó là, ‘leng keng, leng keng, leng keng’ – rất nhiều đồng tiền vàng xuất hiện.” (Tuyệt quá.) Thời xưa, người ta có đồng tiền vàng, tiền bạc và tiền đồng. (Dạ.) Lần này, các đồng tiền vàng xuất hiện. “Rồi ông lão neo đơn mang tất cả những thứ đó đi qua nhà hàng xóm chiêu đãi họ ăn uống, và sau đó phân phát tiền cho họ.” (Ôi chà.) Biết không, cho họ đồng tiền vàng và tiền bạc.
“Thấy vậy, bà già xấu tánh tự nhủ, ‘Ồ, chắc chắn lão ta hẳn đã tìm được một cái gì đó còn tốt hơn cái mà ta ăn cắp.’ (Ồ.) ‘Ta sẽ lấy nó từ lão ta nữa.’ Nghĩ là làm. Bà già liền len lén đi theo ông lão đến nhà của ông rồi nấp ở một chỗ nào đó, đợi thời cơ đến, rồi bà ăn cắp luôn cái bình mới đó. (Chao ơi.) Sau đó bà thay vào đó bằng một cái bình khác – bình trà thường. (Dạ.)
Hôm sau, ông lão ở nhà một mình buồn chán, nên ông muốn thưởng thức cuộc sống mới. Ông muốn có nhiều tiền hơn để tiêu xài và rồi ông muốn có thức ăn. Vì vậy, ông vỗ bình một cái.” Quý vị biết rồi, phải không? (Dạ biết, thưa Sư Phụ.) “Chẳng có gì xảy ra. Thấy vậy, ông lão bắt đầu nguyền rủa con quỷ nhỏ đáng thương. ‘A, ngươi, ngươi chết sẽ không nhắm mắt. Còn như thế này nữa, ông giết mày!’ (Trời ơi.)
Ông điên tiết, rồi ông lại chạy thẳng ra cái giếng, la còn lớn hơn trước, ‘Trời ơi, Trời ơi là Trời! Hạt đậu của ta, hạt đậu của ta!’ Và sau đó, dĩ nhiên, nước trong lòng giếng xoáy cuồn cuộn và kêu rào rào, và rồi một con quỷ nhỏ trồi lên. Nó nói, ‘Chuyện gì nữa đây? Ông làm tôi nhức đầu quá. Tôi nhức đầu rồi! Ông quấy rầy sự yên tĩnh của tôi.’ Ông lão nói, ‘Hả? Bộ ngươi nghĩ có thể giỡn mặt ta sao? Đây, cầm lấy cái bình của ngươi. Bây giờ, ngươi có đưa cái gì khác đi nữa, ta cũng chẳng thèm. Ta chỉ muốn ngươi trả lại hạt đậu đó cho ta thôi. Ta chỉ muốn thế thôi.’
Con quỷ nhỏ đáng thương năn nỉ ông, van nài ông, ‘Ông lão ơi, ông lão ơi! Ông còn hành hạ tâm trí tôi như thế này tới chừng nào nữa mới thôi đây? Tôi đã đưa cho ông hai cái bình để làm cho ông sống sung sướng từ nay cho đến hết đời. Bây giờ, chúng bị người ta ăn cắp. Đâu phải lỗi tại tôi.’”
Quỷ nào mà hiền như vậy nhỉ? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Chắc là nó đang tu thiền và không muốn bị quấy rầy để nó có thể tiếp tục thiền định hầu thăng hoa lên địa vị cao hơn một chút. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Làm quỷ nhỏ cũng chẳng tốt gì. Thậm chí một ông lão bình thường cũng có thể quấy nhiễu nó như vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
“‘Đây là lần cuối, tôi cho ông một cái nữa, nhưng không phải là cái bình. Nó là cái hộp dò kẻ cắp và cho ông biết đó là ai. Ông phải dùng nó theo cách này: Ông về nhà và mời tất cả bạn bè đến nhà, nói rằng, ‘Tất cả các bác được mời tham gia một bữa tiệc ăn uống.’ Sau đó, ông xếp họ ngồi quanh thành vòng tròn, rồi ông đặt cái hộp dò kẻ cắp này ở chính giữa bàn. Sau đó, lập tức, trong nháy mắt, cái hộp sẽ nhảy lên uốn lượn xoay vòng cho tới khi nó vọt lên ngồi trên đầu kẻ cắp, thì nó mới dừng lại. Người đó chính là kẻ cắp đã lấy trộm đồ của ông. (Ồ.)
Sau đó một vị thần từ trong cái hộp sẽ nhảy ra và đánh kẻ cắp tới tấp, tới khi nào kẻ đó thú tội mới thôi. (Ồ.) Lúc đó vị thần mới dừng lại.’ Ông lão cầm cái hộp về và làm đúng y như những gì quỷ nhỏ đã dặn.”