Hôm nay, vào lúc Tâm Ấn, Lực lượng Tối Cao của Thượng Đế đã hiện diện ở đây, vậy mà vẫn không động lòng họ! Chỉ lửa địa ngục mới có thể đốt thôi. Khó quá, trái tim con người quá cứng đến nỗi [khi] họ ngồi trước sự Hiện diện và Lực lượng của Thượng Đế, mà họ vẫn không động lòng! […] Tôi thật sợ hãi khi nghĩ tới con người sao có thể cứng đến như thế, cứng đến nỗi Lực lượng Tối Cao cũng không thể lay động lòng họ. Bởi vậy thế giới mới như thế đó. Cho nên đừng hỏi tôi tại sao có chiến tranh, có tai họa, có sát sinh. Thượng Đế đáng thương, đáng thương, Ngài biết làm gì đây? Lực Lượng này có thể di sơn đảo hải, có thể làm toàn thể Vũ Trụ tan thành tro bụi – vậy mà vẫn không động lòng một số người. Thật là đáng sợ khi chúng ta đã trở thành như vậy.
Tôi đã cung ứng cho tất cả mọi người rồi, bởi vì quý vị muốn có thiền bế quan. Chứ không phải tôi muốn. Tôi thực sự không thích đến đây. Nhưng vì quý vị đã chọn nơi này, ờ, bất cứ nơi nào quý vị muốn, tôi đến với quý vị. Tôi cũng phải đi xa, không chỉ quý vị. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho quý vị. Tôi phải đọc sách, đến tận đêm khuya, để xem bây giờ có điều gì mà tôi không biết đang xảy ra trên thế giới này. Như thế tôi mới nói chuyện theo sự hiểu biết của quý vị, theo những gì quý vị biết bây giờ. Để tôi có thể xóa tan ảo tưởng của quý vị hoặc tôi có thể giúp quý vị hiểu. Tôi hy sinh tất cả; tôi không ngại. Nhưng chỉ một chút thời gian, chỉ một việc nhỏ quý vị phải làm, mà quý vị không làm. Tôi xin lỗi những người tu hành chăm chỉ và rất, rất lịch sự này nọ. Tôi không có ý nói quý vị. Nhưng vì quý vị cũng ngồi đây, thì quý vị nghe chung. Có lẽ cũng tốt để sau này quý vị có thể giải thích cho những ai than phiền. Không phải để quý vị cảm thấy buồn, mà để quý vị hiểu có những trường hợp như thế này.
Tôi luôn gặp chuyện này; đây không phải là lần đầu. Nhưng tôi luôn bỏ qua. Và vì những người rất thành tâm [muốn Tâm Ấn], tôi phải vắt óc suy nghĩ lần nữa và rồi làm mọi thứ lần nữa, hết lần này sang lần khác. Nhưng đôi khi cũng có giới hạn, tôi phải nói quý vị biết. Nếu quý vị nghĩ tôi không tốt, thì quý vị cứ đi. Đừng ở đây nói lời rác rến lung tung làm ảnh hưởng từ trường. Bình thường, hôm nay không phải là ngày truyền Tâm Ấn, bởi vì ngày truyền Tâm Ấn có rất nhiều rác rến và rất nhiều nghiệp chướng mà tôi phải chịu đựng – trước khi, trong khi và sau đó. Nên, đây không phải là thời điểm tốt để đồng tu bế quan. Nhưng vì quý vị yêu cầu, và vì tôi không ở đây thường xuyên lắm, nên tôi để quý vị có buổi Tâm Ấn hôm nay. Nhưng đó không có nghĩa là quý vị có quyền phô trương như ta đây là nhân vật quan trọng, rồi ăn cắp thời gian của người khác, hoặc lảng vảng bên ngoài trong khi quý vị nên ngồi trong đây.
Hai tiếng là đủ, phải không? Để ăn uống, nghỉ ngơi, và đi vệ sinh này nọ. Chúng ta đang bế quan! Không phải quý vị đến đây để nghỉ mát; nếu thế thì tôi đã không nói gì hết. Đó là kỳ nghỉ khác; không sao. Nhưng nếu thật tình muốn gặp tôi, thì quý vị phải có mặt ở đây khi tôi ở đây. Chứ không phải ở bên ngoài nói đủ thứ chuyện vớ vẩn, rồi đầu óc chạy tứ tung, rồi khi quý vị thấy tôi, thì quý vị vào đây. Rồi tôi nói gì, quý vị cũng không hiểu bởi vì quý vị chưa bắt kịp bầu từ trường [trong này]. Quý vị vẫn lảng vảng ngoài kia, và ngay cả khi vào đây, đầu óc quý vị hãy còn nghĩ đến đề tài hồi nãy, bất cứ gì khác. Vậy, đến đây là chỉ chiếm chỗ và thời gian của người khác. Tôi thà để những người này ở ngoài nếu họ có nhiều chuyện quan trọng vậy để nói [với nhau]. Họ nên ở ngoài nói chuyện. Chúng ta không bắt buộc ai hết. Quý vị phải biết mình đến đây để làm gì, và quý vị có bổn phận tiếp tục chương trình của mình. Không đúng sao? Đây đâu phải là chương trình của tôi.
Quý vị nghĩ rằng bất kính với thầy là mình giỏi hay sao? Không, ngược lại đó! Người ta sẽ khinh thường quý vị vì thấy quý vị không có lễ phép, không có giáo dục, không biết cái gì là cái gì ở đời này. Thí dụ, tổng thống Mỹ có lẽ không phải là tổng thống của quý vị. Có thể quý vị không đồng ý với những gì ông ta làm ở Hoa Kỳ, nhưng đó là quốc gia của ông. Người dân bầu cho ông, và ông trở thành tổng thống của họ, và ông làm việc hết sức mình. Điều gì tốt cho quốc gia ông, đối với kiến thức tối đa của ông. Cho nên khi gặp ông, quý vị vẫn gọi là ngài Tổng Thống, đúng không? Quý vị kính trọng ông, công việc của ông. Có thể ông không giỏi như quý vị mong đợi, nhưng ông làm hết sức của ông. Ngày nào ông còn đương nhiệm, ngày đó quý vị còn phải kính trọng ông như một vị nguyên thủ quốc gia. Nếu không, quý vị cứ ngồi đó nói xấu vị tổng thống này, người ta sẽ nghĩ xấu về quý vị. Có một số cách cư xử ở thế giới này mà chúng ta phải tuân theo, và phải hiểu để sống hòa đồng với nhau.
Quý vị cứ hỏi tại sao tôi không ra thuyết pháp, và cứu nhân loại. Cứu có dễ không? Hôm nay, vào lúc Tâm Ấn, Lực lượng Tối Cao của Thượng Đế đã hiện diện ở đây, vậy mà vẫn không động lòng họ! Chỉ lửa địa ngục mới có thể đốt thôi. Khó quá, trái tim con người quá cứng đến nỗi [khi] họ ngồi trước sự Hiện diện và Lực lượng của Thượng Đế, mà họ vẫn không động lòng! Tôi quá khiếp sợ khi nghĩ tới điều đó. Quý vị hiểu không? Tôi thật sợ hãi khi nghĩ tới con người sao có thể cứng đến như thế, cứng đến nỗi Lực lượng Tối Cao cũng không thể lay động lòng họ. Bởi vậy thế giới mới như thế đó. Cho nên đừng hỏi tôi tại sao có chiến tranh, có tai họa, có sát sinh. Thượng Đế đáng thương, đáng thương, Ngài biết làm gì đây? Lực Lượng này có thể di sơn đảo hải, có thể làm toàn thể Vũ Trụ tan thành tro bụi – vậy mà vẫn không động lòng một số người. Thật là đáng sợ khi chúng ta đã trở thành như vậy.
Quý vị luôn yêu cầu tôi đi đây, đi đó, nói chuyện với quý vị, hoặc ở lại với quý vị, hoặc cứu bạn bè, người nhà của quý vị, làm việc này việc kia việc nọ, và nếu tôi từ chối, thì quý vị cảm thấy: “Sư Phụ, tại sao? Tại sao Bà ấy không làm việc của mình? Tại sao Bà ấy không có lòng từ bi và tình thương đối với nhân loại? Không phải họ khổ đủ rồi sao?” và những câu như thế đó. Nếu làm được thì tôi đã làm rồi. Nếu Chúa Giê-su làm được, Ngài đã làm xong rồi. Không cần phải đợi đến thời của chúng ta. Nếu Chúa Giê-su cứu được thế giới thì Ngài đã làm rồi. Nếu Đức Phật cứu được thế giới, thì đã không tới phiên tôi, không tới phiên quý vị. Quý vị thấy khó như thế nào không? Bởi vì chúng ta quá kiêu hãnh, quá ngạo mạn. Chúng ta nghĩ rằng mình biết rất nhiều điều. Chúng ta biết kinh điển này, biết Thánh Kinh kia, biết hết… Chúng ta thuộc lòng tất cả, rồi chúng ta quá hãnh diện với sự hiểu biết ngu muội của chính mình.
Rồi cứ tưởng là mình đã biết hết cả rồi, thế nên khi người nào muốn dạy chúng ta điều gì mới, chúng ta từ chối. Hoặc chúng ta bắt lỗi, hoặc chỉ trích, hoặc cố gắng cho người khác thấy rằng chúng ta hay, chúng ta giỏi, chúng ta biết mọi thứ, chúng ta biết hơn người kia. Chúng ta chỉ tự làm hại mình, cản trở con đường tới bờ tự do, cản trở con đường tới sự hiểu biết chân thật. Chúng ta chỉ lấy tất cả những điều quảng cáo thay cho điều chân thật, rồi cảm thấy hãnh diện về điều đó. Tình trạng ở thế giới này là như vậy đó. Nên, tôi không biết nữa. Lần nào tôi cũng chỉ muốn bỏ chạy, lần nào cũng vậy. Tôi thậm chí không muốn nói gì cả hoặc nói chuyện về cái gì hết. Ngay cả quý vị, nếu tu hành một thời gian quý vị cũng không muốn nói. Phải không? Ý tôi là đôi khi tranh luận với người khác mà thấy mệt. Không phải sao?
Sau một thời gian, quý vị thấy không muốn nói, không muốn bàn cãi này nọ, bởi vì quý vị biết không có ích lợi gì. Cách họ nói chuyện và cách quý vị hiểu, hoàn toàn khác nhau. Nên, quý vị hiểu hoàn cảnh của tôi. Tôi lại càng ít nói hoặc ít đi ra ngoài cho người ta gặp này nọ đến thế nào? Nhưng dĩ nhiên tôi vẫn làm. Nhưng phải mất một thời gian, Tôi phải nạp lại lực lượng hoài hoài, để mà tiếp tục, bởi vì có người thật sự lấy rất nhiều. Có người lấy một phần mà đủ cho một ngàn người. Quý vị đâu có biết điều đó. Có người cứng quá, nghiệp của họ nặng tới nỗi cho dù chỉ cho họ, chỉ kéo họ lên một chút mà phải mất tất cả năng lượng mà có thể cho cả một ngàn người! Quý vị có hiểu điều đó không? Có khi nào quý vị cảm thấy điều gì giống như thế không, hoặc thấy như thế trong khi thiền? (Dạ có.) Thôi, ngồi thiền. Tắt đèn đi.