Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư (Thuần Chay) Nói Về Tác Hại Của Thịt, Phần 19 – Đối Nghịch Với Giáo Lý Của Các Tôn Giáo Toàn Cầu

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Có 10 điều răn trong Thánh Kinh. Điều số một là “đừng sát sinh”. Khi chúng ta sát hại bất cứ chúng sinh nào, chúng ta phạm phải hành vi “sát sinh”. Miễn là có sự sống, thì hành vi sát hại đó kể là sát sinh. Giới đó không nói rằng “đừng giết người”, mà nói rằng “đừng giết”, có nghĩa là không tước đi bất cứ sinh mạng nào. Đây là điều răng thứ nhất. Tương tự, trong Phật giáo, giới luật đầu tiên là quan trọng nhất, và cũng là không sát sinh. Tương tự, trong Ấn giáo, giới đầu tiên là không sát sinh; giới đầu tiên trong Kỳ Na giáo cũng là không sát sinh; tương tự như trong Hồi giáo. Quý vị có thể tìm thấy một tôn giáo nào không bảo con người đừng sát sinh hoặc thậm chí là bảo người ta đi giết hay không? Hầu như mọi tôn giáo đều để không sát sinh là giới luật đầu tiên. Họ không nói đừng giết “người”. Ồ, xin thứ lỗi. Các tôn giáo này đều nói đừng giết sinh linh hay đừng lấy mạng.

Và trong Phật giáo có nói: nhân quả báo ứng, một mảy tơ hào cũng không lọt. Quý vị làm gì người khác, kết quả sẽ báo ứng về mình dưới dạng này hay dạng khác. Không phải chỉ Phật giáo mà Thiên Chúa giáo cũng nói vậy: “Gieo nhân nào, gặt quả đó”. Nếu quý vị để ý sẽ thấy, bất cứ tôn giáo nào cũng đều nói đến luật nhân quả, nhân và quả: quý vị làm bất cứ chuyện gì, sẽ tự thân nhận lấy chính điều đó. Do đó, Khổng Tử có nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Bởi vì Ngài cũng biết được luật nhân quả, tức là quý vị làm việc gì, sẽ gặt hái kết quả đó, bất luận là tốt hay xấu. Nếu mình không muốn bất cứ ác quả nào, thì phải bắt đầu làm việc tốt, những điều tốt để đạt những kết quả tốt.

Tiên tri Mô-ha-mét, Bình an đến với Ngài, luôn luôn bảo người ta ăn chay. Chúng ta có thể thấy bằng chứng khắp trong kinh Koran. Ngài thậm chí bảo người em họ đừng ăn: “Ali, đừng ăn thứ đó. Đừng ăn thú vật, bởi vì phẩm chất thú vật sẽ vào trong ngươi. Đừng ăn thứ đó. Đừng ăn thứ đó.” Ngay đến vậy. Nhưng ngày ngay, người ta không thắc mắc điều đó. Cho nên cần phải có tâm thật sự chân thành để chất vấn điều gì đúng và điều gì sai. Quý vị phải thông minh một chút và dành chút thời giờ. Bất kể bận rộn đến đâu, quý vị phải dành thời giờ để hiểu giáo lý của những vị Tiên tri thời xưa, các vị Minh Sư thời xưa. Bằng không, chúng ta cứ theo mà không biết gì cả. Và đến cuối cuộc đời, mặc dù chúng ta là tín đồ Thiên Chúa giáo hoặc Phật tử rất thành tâm, và thật sự muốn biết Phật Tánh, và thật sự muốn đồng nhất thể với Thượng Đế, nhưng chúng ta phí cả kiếp người không làm gì cả, không tìm được gì cả.

Tôi đã nói với quý vị trước đây trong vài bài giảng của tôi, rằng Phật đã nói vậy. Câu đó ở đây. Nếu không tin tôi, quý vị về nhà lấy Kinh Lăng Nghiêm ra đọc, trang 163. “Các ông phải biết rằng những kẻ ăn thịt chúng sinh dù có được tâm trí mở mang và có thể tu định, nhưng cũng chỉ thành quỷ đại La Sát mà thôi”. Ma, ma thấp hơn. Thậm chí không phải là thần ở Thiên Đàng, thậm chí không phải thần ở cảnh giới thấp hơn, cả A-tu-la cũng không phải là quỷ la sát, ma thấp. Có lẽ có một số thần thông. “Khi phước báu hết, tất nhiên trầm luân vào biển khổ, sinh tử trở lại. Họ không phải là đệ tử của Phật. Những người như vậy sát hại và ăn thịt lẫn nhau trong vòng luân hồi sinh tử vô tận. Những loại người như vậy làm sao ra khỏi Tam Giới?” Tam Giới là A-tu-la, và Cảnh giới Thứ hai, và thậm chí Cảnh giới Thứ ba. Sau khi quý vị ra khỏi Tam Giới, thì vĩnh viễn được giải thoát, [lên đến] Cảnh giới Thứ Tư. Hoặc, quý vị có thể nói rằng họ không ra khỏi tam đồ khổ, giống như ngạ quỷ, địa ngục và sinh làm thú dữ.

Mọi tôn giáo đều nói theo cách nào đó về luật nhân quả, hay “gieo nhân gì, gặt quả nấy”. Điều này được giải thích qua khoa học như một nguyên tắc của vật lý, nói rằng mỗi hành động tạo ra một hậu quả tương ứng. Cho nên luật nhân quả và khoa học đều giống nhau – có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta làm đều quay trở về với chính chúng ta. Từ quan điểm này, chúng ta dĩ nhiên ước muốn tránh sát sinh; bằng không, chúng ta sẽ phải gặt sát nghiệp. Tất cả những giáo lý trí huệ của các vị Minh Sư hiện tại và quá khứ chỉ tán thành tình thương và sự tử tế đối với nhau. “Không được sát sinh” là giới luật căn bản của bất cứ tôn giáo nào. Do đó, chúng ta phải hoàn toàn quay trở về với di sản tâm linh cao cả. Chỉ có điều này mới đem lại sự an toàn vĩnh cửu và sự bảo vệ bằng cách nhận được sự khoan hồng của Thiên Đàng để chúng ta có thể nương náu.

Vấn đề không phải là vị Minh Sư này có vĩ đại hơn các vị khác hay không, hoặc vị Minh Sư nào đã làm tốt hơn trong việc nâng cao Địa Cầu chúng ta, mà câu hỏi là chúng ta, nhân chủng, có làm theo giáo lý của các Ngài đúng với tinh thần trí huệ chân chính của các Ngài không. Giáo lý của chư vị Minh Sư đã được để lại cho chúng ta. Chúng ta nên cố gắng noi theo sự vĩ đại của các Ngài.

Đa phần là chúng ta chỉ học, nhưng không thực hành. Thí dụ trong Thiên Chúa giáo, Thánh Kinh nói: “Không được sát sinh” và “đừng giao tiếp với những người ăn thịt và uống rượu”. Thậm chí đừng giao tiếp với họ, nói chi đến việc trở thành một trong số họ, là người ăn thịt. Đây là những điều rất đơn giản, nhưng tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta đã bỏ sót. Và Đức Phật cũng dạy chúng ta phải trường chay, không được ăn bất cứ chúng sinh nào bởi vì tất cả đều là bằng hữu và thân quyến của mình, nghĩa là tất cả chúng ta đều liên hệ với nhau. Ấn Độ giáo cũng dạy cùng một điều, Kỳ Na giáo cũng dạy giống vậy: là tránh mọi hình thức sát sinh. Giáo lý của Tiên tri Mô-ha-mét Giáo lý của Tiên tri Mô-ha-mét, Bình an đến với Ngài, cũng giống vậy. Nếu thật sự học hỏi giáo lý của các Ngài, chúng ta sẽ thấy như vậy.

Trong tất cả các tôn giáo chính, có những điểm tương đồng, chẳng hạn như các nguyên lý: "Thương người như thể thương thân” và “Không được sát sinh”. “Ahimsa” có nghĩa là bất bạo lực, v.v… Quá rõ ràng, ăn thịt bất kỳ loài động vật nào, chúng sinh nào, là tuyệt đối bị cấm trong mọi hệ thống tín ngưỡng chính và các giáo lý thiêng liêng. Thế mà có quá nhiều con cái của Thượng Đế, hoặc các tín đồ tôn giáo, không tuân theo những hướng dẫn cơ bản này, bởi vì chúng ta đã bị dẫn lạc lối bởi những quan niệm sai lầm, rằng chúng ta cần ăn thịt động vật, cá, trứng và sữa để được khỏe mạnh. Sự thật thì ngược lại – điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học và lâm sàng rằng ăn thịt động vật gây ra vô số bệnh tật trong con người, như ung thư, đủ loại ung thư và bệnh tim, khiến họ yểu mệnh, và buồn phiền, đau khổ bất tận trước đó. Không những chỉ với bệnh nhân mà còn với thân quyến, bạn hữu, thành viên gia đình và những người thương yêu. Bây giờ là lúc thức tỉnh và thay đổi những thói quen độc ác, không lành mạnh, về mặt thể chất và tâm linh, và sự tàn bạo tột cùng dính líu vào đó. Lối dinh dưỡng nguyên thủy của chúng ta, theo Vườn Địa Đàng, là ăn thuần chay. Ăn thuần chay giúp phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, cả về phúc lợi tâm linh. Chúng ta có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh, phát triển mạnh mẽ hoàn toàn bằng thức ăn thực vật.
Xem thêm
Tất cả các phần  (19/20)
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android