Với động vật cũng thế, lá cây cũng vậy, bụi cây và bông hoa cũng vậy. Ngay cả cái bàn cũng nói chuyện với họ, đáp lại theo những cách khác nhau. Mọi thứ đều sống động với người mù. Họ thấy ánh sáng khắp nơi, từ mọi thứ, và bên trong mọi thứ, và cả bên trong họ nữa. Và họ dựa vào ánh sáng này, năng lượng này, tình bằng hữu thầm lặng này để giúp họ trong đời sống thường nhật.
Ngay cả con người chúng ta cũng không thể chống lại nổi, đừng nói chi đến cô chó nhỏ của tôi. Tôi định phạt cô chó, như không để cô chó gặp tôi, không cho cô chó bánh kẹo, không cho cô chó đồ ăn vặt. Nhưng rồi, sau khi cô chó nói điều đó, và cô chó cảm thấy vô cùng hối lỗi, vô cùng buồn đau, tôi nói: “Thôi, đừng lo lắng. Ta sẽ xử lý tên này. Ta sẽ xử lý hắn. Con chỉ là nạn nhân. Ta tha lỗi cho con. Thật sự tha lỗi cho con và ta thương con”. Sau đó, chúng tôi ôm nhau và giảng hòa. Nhưng rồi tôi nói: “Ta hứa với các con ta sẽ, ta sẽ thật sự xử lý ma vương và lực lượng phủ định này”. Và tôi đã làm.
Tôi rất vui là đã giữ lời hứa. Không chắc có vui hay không, nhưng tôi không buồn. Tôi không buồn. Cũng có thể như quý vị; chúng ta có não bộ này. Và tôi cần một thời gian để nhận ra những gì chúng tôi đã làm, [gồm có] bản thân tôi một chút, và tất cả Các vị Thiên Đế và tất cả Chúng Sinh Vũ Trụ Nhân Từ. Bây giờ Họ hợp nhất rồi, nên bây giờ Họ hùng mạnh, hùng mạnh hơn trước đây, lúc Họ giống như chia thành hai nhóm. Hợp nhất rồi, nên chúng ta có thêm hòa bình. Bây giờ tôi tập hợp tất cả Họ lại với nhau, tôi nghĩ Họ có thể làm được. Tôi nghĩ cùng với nhau, chúng tôi có thể làm được. Tôi nói: “Hãy lấy bất cứ gì Quý Vị cần từ tôi. Lấy bất cứ gì Quý Vị cần từ Kho Lưu Trữ Toàn Năng của Lực Lượng. Hãy lấy dùng, bất cứ gì Quý Vị cần, lấy dùng, miễn có thể tiêu diệt tên này ngay bây giờ, bởi vì hắn đã quấy rối, quấy nhiễu, hành hạ, trêu chọc một cách tinh quái, và bỡn cợt trên nỗi đau khổ của con người và các chúng sinh khác’ quá lâu, quá lâu, quá lâu rồi. Vì vậy, đã đến lúc rồi, đủ rồi. Đủ rồi”. Lúc đó tôi chưa nhận ra việc đó lớn lao cỡ nào. Bây giờ kể quý vị biết, tôi mới nhận ra một chút, bởi vì tôi có quá nhiều việc phải làm. Không có thời gian để ăn mừng, nhưng tôi thấy tất cả chúng sinh ăn mừng khắp nơi, khắp nơi trong Vũ Trụ. Lúc đó họ ca hát, reo hò, nhảy nhót. Bây giờ vẫn còn. Vẫn ăn mừng.
Nhưng, trong cõi vật chất, tôi quá bận, bận quá đi. Ngày nào cũng bận đến nỗi ngay cả khi họ mang cho tôi ngày chỉ một bữa duy nhất, mà đôi khi tôi cũng không thể tới ăn đúng giờ bởi vì lúc nào cũng có việc gì đó phải làm. Công việc vật chất. Còn nếu không, tôi phải hướng nội để làm công việc bên trong, để giúp củng cố niềm tin và năng lượng của mọi người, để họ tiếp tục thiền và vững tin trên con đường của họ, hướng đến Đại Ngã hoặc Thượng Đế Tánh của họ. Cho nên, tôi cũng rất bận. Cũng phải kiểm tra các nơi khác nhau của Vũ Trụ, xem điều gì cần thiết và ai cần gì.
Thậm chí cần phải kiểm tra chó của tôi, có thể làm gì cho họ. Và tôi phải làm rất nhiều. Ngoài trị liệu vật lý cho họ, tôi cũng cần làm gì đó. Trị liệu. Đây là tiếng Pháp – thérapie. Phải không? Không à? Quý vị không nghe à? Và, đôi khi tôi nói với giọng Pháp. Đó là cùng một từ. Chỉ là tiếng Anh thì tôi nói: “Cách trị liệu, the-ra-py”. Còn người Pháp nói: “thé-ra-pie”, Và chúng ta nói hotel (khách sạn), họ nói (h)ôtel. Ở (đ)ây rất (n)óng. Nhớ truyện cười tôi kể không?
Một nhân viên địa ốc người Anh bán nhà. Hai khách hàng đến xem nhà đó. Một người Anh biết nói chút tiếng Pháp. Ông nghĩ là ông biết. Và một người Pháp biết nói chút tiếng Anh. Ông nghĩ là ông biết. Cho nên, khi khách hàng đi vào, bởi vì mùa hè chủ nhà mở cửa [cho mát] và không có máy lạnh, không có gì bên trong, nên ông nói: “Ồ, ở đ(ây) rất (n)óng”. Nghĩa là ở đây rất nóng. Nhưng người Pháp, họ không phát âm chữ “h”. Họ nói ‘otel’ thay vì hotel. Nên “hot (nóng)” họ nói ‘ot’. Nên ông ấy nói: “You out very odd ear”. Nhà của ông ở đây rất nóng. Và nhân viên địa ốc nói: “Cái gì? Tai tôi có gì mà kỳ? Sao tôi phải ra ngoài?” “Nhà ông” nghe như “ông đi ra”. “You out very odd ear”. Nên, nhân viên địa ốc tức giận, nói: “Sao tôi phải ra ngoài? Và tai tôi có gì mà kỳ?” Vì thế, người Pháp nói: “No, no, air odd”. Khách hàng người Anh cố gắng giúp nhân viên địa ốc bình tĩnh lại. Ông nói: “Không, không. Ý ông ấy nói tóc ông kỳ lạ, không phải tai ông”. Bởi vì người Pháp họ không nói chữ “h”, nên khi ông nói: “Air odd”, người Anh nghĩ: “Ồ, ra thế. Vậy ý ông là tóc kỳ lạ”. Giúp đỡ, đôi khi [gây ra] vấn đề khi quý vị không biết nói ngôn ngữ giỏi cho lắm. Và tôi đã từng ở khắp Âu châu, đôi khi tôi nói như người Đức. Tôi hay bảo thị giả: “Xe cô kaput hả?” Cô ấy nói: “Kaput là gì ạ?” [Cô ấy người] Thái. “Kaput là gì ạ? Kaput nghĩa là gì? Con không hiểu”. Tôi nói: “Kaput (hỏng). Biết không, kaput, kaput, kaput đó!” Cô ấy hiểu rất ít tiếng Anh. Còn tôi thì quên tiếng Anh. Khi nói nhanh quá, đôi khi tôi quên “kaput” trong tiếng Anh là gì. Hoặc nói gì đó, tôi nói: “Vậy đó! Vậy đó! Cũng được! Cũng được! Tốt lắm!” Và họ nói: “Gì vậy, thưa Sư Phụ? Ngài nói gì vậy?” Và tôi phải nghĩ một chút. “Ý tôi nói tốt lắm, tốt lắm. Làm giỏi lắm”.
Chúng ta có vấn đề này với các khả năng của cơ thể. Tốt cho chúng ta, khi nghĩ rằng chúng ta có mắt nguyên vẹn, có lưỡi nguyên vẹn, có thể nói chuyện với nhau, có thể thấy nhau, có thể trân quý mọi thứ, những thứ đẹp bên ngoài, nhưng đôi khi những khả năng này lại là một trở ngại, trở ngại lớn lao hơn là giúp. Một số người mù, trẻ em mù, ban đầu, họ có thể thấy, nhưng rồi một số bệnh khiến họ bị mù khi họ còn nhỏ, như sáu, bảy, tám, chín tuổi. Lúc đầu, có lẽ họ gặp khó khăn. Có thể đụng vào nhiều thứ bởi vì họ thường đi lối này, lối đó và sử dụng mắt của chính họ, và sử dụng tay của họ làm việc này, việc nọ. Nhưng sau khi bị mù, họ quên rằng họ không thấy các thứ, cho nên họ đụng vào mọi thứ. Hoặc họ thường dùng tay để cầm ly, nhưng họ không thể tìm thấy nó bởi vì họ dùng thói quen làm những thứ bằng mắt phàm và tai phàm. Nhưng dần dần sau đó, họ cảm thấy họ không cần chúng. Mọi thứ chỉ tỏa ra năng lượng về phía họ và rồi họ sẽ biết mọi thứ ở đâu.
Vì vậy đôi khi, khi có người lái xe đi ra ngoài và quý vị nói: “Thượng lộ bình an”. Điều này đúng với người mù, ít nhất với trẻ em mù, khi họ vẫn còn nhỏ và ngây thơ. Dễ hơn cho họ để thích nghi với những thứ mới mẻ. Và họ nhận ra rằng mọi thứ không như những gì họ trông thấy. Ví dụ như, cây không phải chỉ lớn vậy thôi, mà môi trường của họ, năng lượng của họ, từ trường của họ lớn hơn. Họ thật sự lớn hơn so với những gì mình trông thấy. Với động vật cũng thế, lá cây cũng vậy, bụi cây và bông hoa cũng vậy. Ngay cả cái bàn cũng nói chuyện với họ, đáp lại theo những cách khác nhau. Mọi thứ đều sống động với người mù. Họ thấy ánh sáng khắp nơi, từ mọi thứ, và bên trong mọi thứ, và cả bên trong họ nữa. Và họ dựa vào ánh sáng này, năng lượng này, tình bằng hữu thầm lặng này để giúp họ trong đời sống thường nhật. Và họ không bỏ lỡ, thiếu sót gì hết. Họ không bỏ lỡ, thiếu sót cái gì cả.
Một trong các Thiền Sư cũng nói giống vậy: “Phải chi tôi [bị] mù, điếc, và câm ngay từ đầu, thì tốt hơn rồi”. Bởi vì chỉ sau khi chúng ta rút sức chú ý thực sự khỏi tất cả các cơ quan thân thể này, thì chúng ta mới có thể thật sự bước vào bên trong Vương quốc. Thành ra khi lắng tâm, quý vị thiền, hoặc trong lúc Tâm Ấn, quý vị tĩnh lặng, không có gì khác để lo lắng lúc đó, bởi vì quý vị biết bây giờ là thời điểm Tâm Ấn của mình và thật sự khao khát lâu như thế, nên quý vị toàn tâm chú ý. Do đó, quý vị thấy Tự Tánh, Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) và nghe Ngôi Lời của Thượng Đế. Những giai điệu là chấn động lực nội tại của quý vị. Bình thường, chúng ta chỉ dựa vào mắt của mình để nhìn thấy mọi thứ; chúng ta không thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Chúng ta dựa vào tai; chúng ta không nghe được gì từ Âm nhạc Thiên Đàng bên trong. Bị mù cũng không tệ lắm. Khi Chúa Giê-su còn tại thế, họ nói Ngài có thể làm người mù sáng mắt. Đó là vì Tâm Ấn. Trước đây chúng ta có vài đệ tử mù, trong lúc Tâm Ấn, họ thấy tất cả mọi thứ. Thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), đôi khi còn rõ hơn quý vị, bởi vì họ không có gì từ thế giới bên ngoài làm họ phân tâm cả.
Chắc tôi phải ngồi xuống. Giày cao gót đang kêu tôi ngồi xuống. Thật ra, tôi không biết tại sao phải mang giày cao gót, cho đến khi họ đào ra tất cả lời tiên tri. Rồi tôi nói: “Ồ, ra vậy! Thảo nào tôi có định mệnh phải mặc y phục đẹp. Giày cao gót đã được Thiên Đàng an bài trước rồi”. Cho khác chứ, phải không? Mãi tới nay, tất cả Minh Sư hay Đức Phật, các Ngài đều rất khổ hạnh và rất nghiêm khắc. Đây là sự thay đổi cho quý vị để thấy một phụ nữ [đẹp] với y phục đẹp, giày đẹp và nữ trang đẹp. Không phải sao? Bởi vì tu hành là ở bên trong. Nhưng dù sao, tôi cũng ước không phải làm tất cả những điều này. Cần rất nhiều thời gian. Dĩ nhiên, tôi vừa làm vừa thiền. Tôi thiền khi tôi làm tất cả mấy việc này. Đó cũng là cách thiền tốt, nhưng ước gì tôi không phải thiền theo kiểu cách như vậy. Thoải mái hơn khi quý vị chỉ quấn chăn quanh người, ngồi trên ghế sô-pha, đồng thời nhắm mắt lại và nghỉ ngơi thay vì phải tập trung bên trong lẫn bên ngoài cùng một lúc. “Ồ. Cái đó phải không? Ồ không, không, không phải. Ồ, không thể, không thể. Không thể tháo, cài cái này. Cái móc, quá khó, quá nhỏ”. Họ làm cái này cho những phụ nữ có nhiều thời gian. Thời gian là thứ tôi không có. Mọi thứ khác thì tôi có. Thời gian thì rất ít.
Tôi từng dịu dàng hơn. Ý là nói chuyện chậm hơn, dịu dàng hơn và kiên nhẫn hơn. Ngày nay, tôi nói: “Nói điểm chính. Làm ơn đừng dài dòng. Không có thời gian, chao ơi. Thật sự không có”. Và đôi khi bác sĩ cố gắng giải thích cho tôi về thuốc. Tôi nói: “Được rồi bác sĩ, ông viết xuống và gửi fax cho tôi”. Ý tôi nói tôi có thể đọc nó nhanh hơn. Và dù sao tôi cũng quên uống thuốc, nên tôi biết thỉnh thoảng khi cần tôi mới uống, khi tôi nhớ.
Ngay cả bác sĩ cũng biết tôi không thích nhiều loại thuốc, ngay cả chất bổ sung hay những thứ tốt cho mình, cho tuổi già, cho người cao niên này nọ. Ông bác sĩ có ý tốt, nhưng ông biết dù sao tôi cũng quên uống thuốc, cho nên ông rút gọn xuống chỉ còn ba loại bây giờ, chỉ ba thôi, và chỉ uống một ngày một lần. Ba loại thuốc, không hẳn vậy, mà là thuốc bổ. Và chỉ ngày một lần thôi. Vậy mà tôi vẫn quên. Tôi nói: “Bác sĩ ơi, buổi sáng tôi còn quên rửa mặt nữa”. Ông nói: “Sao lại quên được?” Tôi nói: “Tôi chỉ quên thôi”. Tôi xả thiền hoặc ngủ, ngáy hay gì đó, rồi ra khỏi đó rồi đi và rồi tôi thấy tài liệu ngay trước mặt. Thế là tôi bị mắc vào đó, quên hết mọi thứ khác.
Thậm chí thức ăn ngay trước mặt, tôi cũng không ăn tới khi tất cả tài liệu được làm xong. Nhưng tôi không thể bảo họ mang thức ăn cho tôi trước và mang tài liệu sau, bởi vì như vậy là rất nhiều việc cho một người. Tất cả chúng ta đều bận. Một người lo liệu cho thức ăn vào hộp đựng và mang đến cho tôi cùng với tài liệu, vì chúng tôi không sống chung. Các cô gái thì bận với những việc khác nhau. Thì có một chàng trai, nhưng anh ta không làm phiền tôi, và như vậy tốt. Nếu anh ta là nữ thì tôi sẽ thích hơn, để tôi không phải lo về việc chuyển năng lượng. Có lẽ quý vị nói vậy. Thôi không sao, anh ta không làm phiền tôi, nhưng tôi không muốn anh ta phải luôn tới lui, tới lui.
Càng ít người, càng ít trao đổi năng lượng, càng tốt hơn cho tôi tập trung. Càng ít năng lượng khác từ bên ngoài xâm nhập, càng tốt cho tôi. Dĩ nhiên, khi tôi đi ra đây, thì có hàng ngàn người quý vị, tôi không thể kiểm soát gì hết. Chỗ nào cũng có. Không sao. Nhưng khi ở nhà, tôi cố gắng tập trung thêm, để có thể làm việc hiệu quả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là vậy đó. Nhưng tôi cũng không muốn bắt mọi người làm việc nhiều hơn là cần thiết, bởi vì các chàng trai, họ sống với nhau ở một nơi và tôi sống ở xa, cách biệt, với chó. Và người lo cho chó đến rồi đi, đến rồi đi. Khi đến giờ chăm sóc [chó], cô ấy đến; khi không cần, cô ấy về. Nên tôi để cô ấy nghỉ. Đôi khi tôi cần gì đó và tôi gọi cô ấy. Tôi nói: “Bây giờ cô đang làm gì vậy?” Cô ấy nói cô ấy đang ăn. Rồi tôi nói: “Thôi, thôi. Vậy cô ăn đi. Cô ăn đi. Có lẽ để sau”.
Tôi không muốn làm phiền người khác khi không [cần thiết]. Họ sẵn lòng. Tôi chỉ không muốn lạm dụng lòng tốt của họ. Trước đây, họ thường mang cho tôi vào sáng sớm, bữa sáng và rồi buổi chiều muộn, bữa trưa. Bữa sáng và bữa trưa; chúng tôi có hai bữa một ngày. Nhưng sau này, tôi nói: “Mang bữa trưa thôi, là đủ tốt rồi”. Bởi vì anh ta phải thức dậy vào sáng sớm, mất thời gian thiền của anh hoặc mất một chút thời gian “ngủ nướng” trên giường của anh, và các đồng tu khác cũng phải thức dậy sớm để kiểm tra tài liệu và in ra cho tôi. Vì vậy, ít nhất ba, bốn người phải thức dậy sớm. Rồi họ không thể thiền vào lúc đó. Hoặc có lẽ họ đã mệt từ tối hôm qua và làm việc khuya rồi không thể nghỉ vào buổi sáng, nên sau đó tôi cắt bữa sáng. Tôi nói: “Mang [thức ăn] tới sau. Và tài liệu cũng mang tới sau”. Vậy, họ có thể nghỉ thêm, thiền vào buổi sáng. Dù vậy, tôi cũng không đói lắm. Khi tôi thấy tài liệu, “Chà!” tôi quan tâm đến tài liệu hơn là bữa ăn của tôi. Nên, là như vậy đó.
Có lẽ chúng ta sẽ nói về truyện này. Sẽ nói về truyện Đức Mahavira. Tốt lắm. Ở đó. [Kể] truyện. Chưa tới giờ ngủ. Vẫn còn thời gian, phải không? (Dạ.) Cái gì? ( Good Love khỏe không ạ? ) Bây giờ Chú đỡ hơn rồi. Tôi tưởng Chú không qua được bởi vì Chú khóc rất nhiều. Bình thường Chú không khóc. Chú không phải em bé nũng nịu. Thậm chí không sủa khi không cần thiết. Rất trầm tính, thế mà Chú khóc nhiều đến mức tim tôi không chịu nổi. Nhưng như vậy cũng tốt, cho tôi động lực để cắt bỏ ma vương. Bằng không, tôi quá bận rộn, quên cả tên đó, hắn cứ luôn luôn quấy rầy tôi. Lần này, tôi có lý do tốt. Tôi nói: “Ngươi thậm chí dùng thủ đoạn bẩn thỉu để khiến chó con cắn chó mẹ; như vậy là quá hèn hạ. Ta không thể cho phép ngươi ở đây thêm nữa”. Thế là xong. Tôi thật sự tức giận, thật sự ghê tởm. Tôi nói: “Nếu muốn đối phó cái gì, hãy đối phó với ta. Đừng quấy rối chó của ta. Điều đó còn hèn hạ hơn bất cứ gì mà ta có thể tưởng tượng. Vậy, ngươi không xứng đáng để cho ta nghĩ về ngươi nữa. Ngươi phải đi”. May mắn thay, tôi có chút thông minh, nên tôi có thể làm nhiều điều và nhanh chóng. Nếu tôi kém thông minh, sẽ cần nhiều thời gian hơn, nhiều rắc rối hơn. Nếu tôi mà nói chậm hơn, cần nhiều thì giờ hơn, thì tôi sẽ không có đủ thời gian cho quý vị. Vì vậy, tôi thu dọn mọi thứ rất nhanh, ăn trong khi làm việc với nhiều tài liệu hoặc xem một vài đoạn phim mà tôi cần phải chỉnh sửa. Ờ! Rất dễ dàng.