Cho nên tôi không dám nhờ ai giúp cả vì điều đó, bởi vì họ không làm việc ăn ý với tôi. Họ chỉ có một mục tiêu: “Ô, nói chuyện với Sư Phụ – Trời ơi! Cơ hội hiếm có. Phải nói ngay bây giờ hoặc không bao giờ!” Quý vị phải nói để làm gì? Tôi biết quý vị thương tôi. Biết quý vị cảm kích. Tôi biết hết rồi. […] Quý vị tưởng làm Minh Sư thật tuyệt, luôn ngồi trên ghế cao và mọi người giương mắt nhìn, và Minh Sư nói không ngừng với quyển lịch của Ngài. Không, không phải như thế đâu. Có những thứ đằng sau mà tôi phải lo liệu.
Tôi muốn hỏi cô ấy một câu. Hôm qua tôi cho vịt ăn, cô ấy cũng khóc. Tôi không biết tại sao. Mọi thứ đều vui vẻ, mà cô ấy khóc. Lúc đó cô ấy đã ở đó rồi, vì tôi đưa cô ấy về để cô ấy cũng giúp tôi cởi trang phục. Như vậy nhanh hơn là tôi tự mò mẫm, do không quen. Và rồi tôi cũng muốn tặng bộ trang phục đó cho Trung tâm Seoul. Dĩ nhiên, tôi cũng có thể tặng cho nhiều Trung tâm (thiền) khác, nhưng Seoul là thủ đô. Nếu ai muốn xem thì họ có thể đến đó. Tôi muốn tặng họ bộ trang phục đó để nhắc họ về lễ kỷ niệm một năm [thống nhất] hòa bình của Đại Hàn, vì vậy tôi muốn cô ấy đi cùng để đưa trang phục đó cho cô ấy. Nhưng trước đó, tôi chỉ khoác vội chiếc áo choàng tắm rồi đi ra ngoài cho vịt ăn. Và cô ấy đi theo tôi ra ngoài. Vịt và cá ở bên ngoài. Tôi nói: “Hôm nay chúng ta ăn mừng. Các con cũng nên ăn mừng. Tôi cho họ bánh mì”, bánh mì đã cắt nhỏ, tất cả sẵn sàng. [Ban] nhà bếp, họ luôn chuẩn bị một ít bánh mì nướng, như bánh mì vuông nhưng làm từ bột nguyên cám, và họ cắt rất nhỏ cho tôi, cỡ các đốt ngón tay. Khi đi đến đó, tôi lấy cái túi, và sau đó thảy cho họ. Cá và vịt cùng ăn.
Có thể không phải là thức ăn của họ, nhưng họ rất thích. Hàng trăm chú cá nhảy tung tăng mỗi khi tôi đi ra, và họ ăn cùng nhau. Thế mà cô ấy cũng khóc. Đó đâu phải là dịp buồn, phải không? Đại Hàn Hòa bình đâu phải là dịp buồn, và tôi tặng bộ trang phục cho Trung tâm Seoul cũng không có gì buồn! Thế mà cô ấy khóc! Và tôi cho vịt ăn – chẳng liên quan gì đến Đại Hàn – cũng khóc. Tại sao? Hỏi cô ấy tại sao! Cá vui. Vịt vui. Họ đang ăn như một ngày hội lớn. Tại sao cô ấy lại khóc? Và bây giờ cô ấy không nói được. Vậy, mỗi khi có dịp vui, tôi không dám đưa cô ấy đi nữa. Lúc đó tôi lo lắng, nói: “Có vấn đề gì? Chuyện gì vậy? Có gì sai không?” Và cô ấy cũng không nói được. Nên cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết tại sao cô ấy lại khóc. Có lẽ cô ấy không thích cá? Hay là không thích vịt? Vậy thì là gì?
(Dạ không, con cảm động trước cách Sư Phụ làm gương – âm thầm, ngay cả khi đối mặt với những hoàn cảnh bất lợi như thế, và con biết Sư Phụ đã hy sinh cho con nhiều như thế nào. Nên con cần phải nói lời cảm ơn và xin lỗi, nhưng con không biết liệu có nên bày tỏ vào lúc đó hay là con nên chờ.) (Cô ấy biết Ngài đã cố gắng thế nào cho sự kiện này, Ngài đã bỏ ra bao nhiêu công sức cho sự kiện này, và cô ấy biết Ngài đã hy sinh cho cô ấy nhiều như thế nào. Vì vậy, cô ấy không biết làm sao bày tỏ cảm xúc của mình, hay là cô ấy có nên chờ để bày tỏ cảm xúc của mình. Cho nên cô ấy cứ khóc ở đó.) Tôi đã làm gì cho cô ấy? Cô ấy đã giúp tôi mà. Sao cô ấy lại nói “hy sinh cho cô ấy?” Tôi đâu có hy sinh cho cô. Tôi chỉ cần cô giúp tôi mặc bộ trang phục khó khăn đó. Tôi đâu có hy sinh cho cô, xin lỗi nhé. Ấn tượng nhầm rồi!
Dù sao, quý vị không biết. Trang phục Đại Hàn nhìn đẹp, phải không? Nhưng rất khó mặc. Cần phải mặc đúng cách; nếu không, trông sẽ buồn cười, hoặc không mặc được gì cả. Nhưng một khi mặc vào, thực sự trông rất vương giả. Và họ có thể mặc trang phục này theo một kiểu khác, cách khác, nhưng trông vẫn giống Đại Hàn. Người ta vẫn nhận ra đó là [hanbok] Đại Hàn, chắc chắn. Họ sẽ không nhầm nó với [sườn xám] Trung Quốc hay là [áo dài] Âu Lạc (Việt Nam) hoặc là [kimono] Nhật Bản, hay bất kỳ trang phục nào khác. Rất độc đáo! Dù họ tạo ra một kiểu khác hoặc một cách mặc khác, vẫn như nhau – [kiểu] Đại Hàn. Hôm qua, quý vị đã thấy nhiều phong cách khác nhau của Đại Hàn. Nhưng vẫn biết đó là trang phục Đại Hàn. (Dạ.)
Tôi thích lắm. Chỉ là cũng cần một người giúp mặc. Cần ai đó gần bên giúp để… Quý vị không thể tự gấp nó. Phải gấp nó đúng cách; nếu không, nó sẽ nhăn. Phải treo nó thật đúng cách; nếu không, thì không thể mặc. Và mặc xong thì phải biết cách giặt. Tôi không biết loại máy nào phù hợp để giặt áo đó, nhưng thực sự… rất ấn tượng! Nó chỉ dành cho hoàng gia. Tôi không thể mặc mỗi ngày. May là tôi không ở Đại Hàn; nếu không, tôi sẽ phải thường xuyên mặc trang phục đó, và sẽ phải hy sinh cho người khác như cô ấy, rồi nhìn thấy khóc hoài. Đừng khóc nữa! Cô phải vui lên!
Trời ơi! Lúc đó tôi đã rất vội vã vì cô ấy nói với tôi, cô ấy báo trước với tôi rằng phải mất ít nhất nửa tiếng để mặc trang phục đẹp đó – nửa tiếng, đúng thế! Quý vị mặc quần áo mất bao lâu? Năm phút, phải không? Bộ này – năm phút là tối đa, [cho] nam, và cả nữ. Hôm nay tôi không biết ai là nam, ai là nữ. Họ mặc giống nhau, tất cả đều quần jean và áo thun. Cho nên năm phút hoặc tối đa là 10 phút, phải không? Mất nửa tiếng để khoác lên người bộ trang phục Đại Hàn – để quý vị hiểu nó phức tạp như thế nào. Và nếu tôi chỉ có một mình thì sẽ mất ít nhất nửa ngày, đó là nếu tôi có thể mặc được! May là đồng tu Seoul biết điều đó. Họ nói: “Thưa Sư Phụ, trong trường hợp Sư Phụ cần tới”. Dĩ nhiên là tôi cần rồi, không phải “trong trường hợp” hay “ngoài” trường hợp! Tôi không bao giờ có thể mặc được; không ai có thể. Có lẽ người Đại Hàn, họ có mẹo [để mặc], không biết nữa, nhưng tôi không quen.
Và tôi vốn đã vội rồi, dĩ nhiên. Trước đó, tôi phải ký giấy tờ và kiểm tra nhiều tài liệu, và đang tập trung làm việc đó. Và may là tôi đã đặt báo thức. “Ôi Trời ơi, phải đi thôi! Ồ, ít nhất nửa tiếng để mặc trang phục rồi trang điểm. Ôi, Trời ơi! Phải chạy thôi”. Tôi suy nghĩ như thường lệ bởi vì khi làm việc mỗi ngày, mình chỉ nghĩ những điều bình thường, nhưng hôm qua thì khác. Tôi nghĩ: “Sau khi làm xong việc giấy tờ, mà có rất nhiều, thì sẽ tự thưởng cho mình với bữa sáng đang đợi”. Nhưng tôi nói: “Không, không, mình phải đi. Trời ơi, mình không thể!” Và tôi đã chạy đến đó.
Rồi cô ấy quá lo lắng về nhiều thứ. Tôi yêu cầu cô ấy đến, và cô ấy đến, tốt. Sau đó, thay vì tập trung vào việc giúp tôi mặc, cô ấy lại nói: “Thưa Sư Phụ, con cảm ơn Ngài vì…” Tôi không nhớ, điều này điều kia. Tôi nói: “Ồ, thôi xin đừng nói. Chỉ cần làm việc thôi. Chỉ cần giúp tôi mặc trang phục. Tôi không có thời giờ. Cô có thể cảm ơn tôi sau”. Nhưng cô ấy cứ tiếp tục. Sau đó cô ấy cũng giải thích cho tôi về lịch sử của cách mặc trang phục này và đủ thứ. Tôi nói: “Ồ, để sau, để sau. Làm ơn. Hãy mặc nó trước”. Tôi phải hy sinh bấy nhiêu thôi.
Đây cũng là một vấn đề mà tôi không thể có người giúp việc để giúp tôi. Những người xung quanh tôi, họ không biết gì cho một dịp đặc biệt. Những người giúp việc của tôi chỉ có thể cho người-thân-chó ăn. Có thể đôi khi họ giúp tôi mang những vật nặng vào nơi tôi ở vì tôi không thể làm việc đó một mình, ví dụ vậy. Nhưng nếu họ giúp tôi mặc trang phục Đại Hàn, thì tôi nghĩ cả hai chúng tôi sẽ mất hút, và màn trình diễn sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu tôi nhờ ai đó, chẳng hạn như cô đó – chưa bao giờ gần với tôi như vậy, chưa bao giờ giúp tôi bất cứ gì – thì họ bắt đầu với lịch sử đời họ. Trời ơi, lúc đó tôi nghĩ: “Xin hãy quên tôi là Sư Phụ. Tôi chỉ cần cô giúp mặc trang phục. Bây giờ không phải lúc nói”. Nhưng trong lòng tôi cũng lo là nếu tôi nói với cô ấy như vậy, tôi không muốn nghe lời khuyên và lịch sử của cô ấy, có lẽ cô ấy sẽ cảm thấy bị tổn thương. Và rồi những chuyện bất tận.
Cho nên tôi không dám nhờ ai giúp cả vì điều đó, bởi vì họ không làm việc ăn ý với tôi. Họ chỉ có một mục tiêu: “Ô, nói chuyện với Sư Phụ – Trời ơi! Cơ hội hiếm có. Phải nói ngay bây giờ hoặc không bao giờ!” Quý vị phải nói để làm gì? Tôi biết quý vị thương tôi. Biết quý vị cảm kích. Tôi biết hết rồi. Nếu cần thì viết thư trước, rồi đưa cho tôi và tôi sẽ đọc sau – để tôi biết quý vị thương tôi, biết quý vị cảm kích, biết chuyện này chuyện nọ và tất cả chuyện đời quý vị. Tôi không có thời gian, chao ơi. Quý vị không thấy điều đó sao? Thậm chí trong một dịp như vậy, bất kỳ đứa trẻ năm tuổi nào cũng sẽ thấy rằng tôi đang vội vã và chịu áp lực về thời gian và đủ loại áp lực [khác]. Nhưng quý vị không biết, phải không?
Quý vị tưởng làm Minh Sư thật tuyệt, luôn ngồi trên ghế cao và mọi người giương mắt nhìn, và Minh Sư nói không ngừng với quyển lịch của Ngài. Không, không phải như thế đâu. Có những thứ đằng sau mà tôi phải lo liệu. Để sự kiện này diễn ra vào ngày hôm qua, để mọi người vui hưởng sự bình an và vui vẻ như thế, không chỉ mình tôi phải làm vất vả ở hậu trường. Mà nhiều anh chị em đồng tu ở Đài Loan (Formosa) đã phải đóng cửa nhà hàng để đến đây lo việc bếp núc hoặc phục vụ. (Dạ.) Họ phải nghỉ một ngày, nghỉ thêm, để đến đây làm vệ sĩ phụ, bảo vệ phụ cho ngôi nhà, cho ngọn núi, bởi vì nơi của chúng tôi rất lớn. Và những người này, họ rất sợ hãi. Họ cũng làm tôi sợ. Điều gì đó có thể xảy ra. Vì vậy, chúng tôi phải đề phòng vì phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Cho nên thà cứ phải làm vậy.
Nhiều người đã hy sinh, họ phải nghỉ một ngày. Không dễ để nói như: “Tôi muốn nghỉ một ngày vào tuần tới, hoặc [trong] vài ngày tới”. Một số người có công việc quan trọng trong xã hội, chứ không chỉ làm nội trợ. Ngay cả các bà nội trợ cũng có khó khăn. Nếu có con và chúng bất thình lình bị bệnh, thì quý vị không nghỉ được. Cần phải ở đó vì đứa trẻ. Nhiều chuyện xảy ra trong đời bất cứ lúc nào. Không phải luôn như ở đây, rất an bình và thảo luận mọi điều. Quý vị phải thức tỉnh. Hãy biết nghĩ đến người khác, chứ không phải lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình. Tôi không cần quý vị nói với tôi rằng quý vị rất vui, vinh dự và được đặc ân giúp tôi mặc trang phục này. Tôi biết điều đó rồi, và dù tôi không biết, thì có sao? Có gì quan trọng đâu? Tôi đã vội vã, để tôi có thể đúng giờ hôm qua. Nhưng nếu tôi ngồi đó để cô ấy nói xong câu chuyện, thì tôi sẽ không gặp quý vị. Nếu tôi rất lịch sự, nhỏ nhẹ, dịu dàng và nói: “Ồ vậy hả? Ừ… vậy à… À, chao ơi! Tốt! Hoan hô!” thì quý vị nghĩ tôi sẽ làm công việc của tôi ra sao? Vậy, nếu tôi có làm quý vị buồn lòng trong tình huống như thế, thì xin vui lòng thứ lỗi cho tôi ngay lập tức và ngậm miệng lại.
Điều tốt nhất quý vị có thể làm cho tôi khi quý vị ở bên cạnh tôi, khi giúp tôi việc gì đó, là chỉ: ngậm miệng. Một chữ: ngậm. Tôi không cần quý vị cảm ơn tôi hoặc nói rằng quý vị được đặc ân và vinh dự giúp tôi mang giày. Trời ơi! Mấy chuyện đó là cái gì đâu chứ? Thỉnh thoảng, quý vị giúp một bà lão yếu đuối mang giày, thì có gì to tát đâu? Có phải là chuyện to tát không? Nếu thấy ai đi trên đường ngoài kia – có thể váy bị tụt vì lý do nào đó, hoặc đôi giày bị rơi ra vì đó là một bà lão – thì quý vị sẽ không giúp bà ấy sao? (Dạ có.) Đúng! Giống vậy! Tôi là một bà lão; tôi cần một chút trợ giúp. Nếu cứ thế này thì tôi không dám nhờ ai nữa. Thành ra tôi không có ai giúp cả.
Ngoài ra, bất cứ khi nào có ai đến làm việc trong nhà tôi – ví dụ như sửa cái gì đó – hoặc bất cứ đâu, hoặc thậm chí trong hang động của tôi… Hang động quá nhỏ, quá thô sơ, đôi khi cũng cần người đến đó. Và chuyện không kết thúc ở đó, mà tôi luôn phải chạy trốn để họ không kể chuyện đời họ và tất cả sự biết ơn này, có lẽ với tấm bảng [kỷ niệm], vì đặc ân được sửa sàn nhà của tôi, thí dụ vậy. Tôi luôn chạy trốn bất cứ khi nào họ làm việc. Tôi phải bảo họ làm gì, làm gì, cái gì, cái gì, rồi tôi chạy. Nhưng vì thế mà đôi khi họ làm những việc mà lẽ ra họ không nên làm.