Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

‘Tất cả Vũ Trụ đều chấp thuận, và Thượng Đế ban Lực Lượng cho một vị Phật, để cứu vô số linh hồn. Đức Phật, Đại Minh Sư không chỉ là danh hiệu suông!’, Phần 3/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Làm Phật ở thế gian này rất khó. Không phải Đức Phật chưa thành Phật mà chỉ là Ngài phải giáng phàm và gieo duyên với các chúng sinh khác thì mới trở lại thành Phật, rồi khi có đủ Lực Lượng thì Ngài mới có thể giải thoát họ. Đó là lý do. Thành ra một số Minh Sư cứ đi lên đi xuống – từ Niết Bàn trở lại Trái đất rồi quay trở về Niết Bàn – và chịu đựng rất nhiều, rất nhiều, vô vàn đau khổ khôn xiết. Nhưng không ai có thể nhìn thấy… không nhiều. Dù quý vị có thể thấy gì, nếu quý vị nghĩ mình có thể nhìn thấy Minh Sư hay Phật đau khổ thì đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi. Quý vị không thể thấy gì nhiều, tại vì hầu hết mọi việc xảy ra bên trong, trong cõi tâm linh, còn bên ngoài thì rất ít. Chúng ta không nghe nhiều về sự đau khổ của Đức Phật, chúng ta chỉ nghe một số chuyện, như Ngài phải ăn thức ăn cho ngựa ba tháng trời vì nghiệp của các đệ tử, và một lần Ngài phải mất ngón chân vì Đề Bà Đạt Đa, đệ tử cũ của Ngài.

Ôi, không có gì mà quý vị có thể tưởng tượng lại không xảy ra với một Minh Sư. Thành ra ngày xưa một số Minh Sư không nhận nhiều đệ tử, vì các Ngài lo ngại loại [người] bất trung này có thể gây hại cho các Ngài. Ngay cả Lục Tổ Huệ Năng, khi nhận áo cà-sa (áo nhà sư) và bình bát từ Sư Phụ của Ngài, Ngài cũng phải bỏ chạy vì các đệ tử khác của cùng vị Thầy đó, Ngũ Tổ, cũng đuổi theo Ngài và muốn giết Ngài để lấy lại áo cà-sa này, áo choàng của nhà sư tượng trưng cho sự kế vị. Cho nên đó là lý do Ngũ Tổ nói với Lục Tổ Huệ Năng rằng sau này, “Ông đừng có truyền lại y bát kế vị – biểu tượng của sự kế vị – cho bất kỳ ai khác nữa, để chúng ta không phải có loại chiến tranh này trong cùng một đạo tràng, thậm chí trong cùng hệ thống của một Minh Sư, mà có thể giết chết người”.

Cà-sa – áo choàng bên ngoài của một nhà sư, một biểu tượng cho sự kế vị – trước đó là biểu tượng của Thánh đạo dẫn đến giác ngộ, của lòng từ bi, khoan dung, hòa bình và tất cả những ngôn từ đẹp đẽ mà quý vị có thể tìm thấy. Nhưng ngay cả vậy, thay vì tôn trọng và vâng theo mệnh lệnh của Thầy, không, họ lại muốn chạy theo Huệ Năng và giết Ngài. Tu sĩ gì mà lạ vậy? Tưởng tượng được không? Vì vậy, trong mỗi hệ thống, mỗi kiếp sống, chúng ta đều có loại chiến tranh này giữa những người có cùng niềm tin tôn giáo, thậm chí cùng nhà thờ, cùng chùa, hoặc cùng dòng tu, hoặc thậm chí cùng quốc gia – đâu cũng vậy. Luôn có những cuộc chiến như thế. Nhưng không phải cái áo cà-sa sẽ khiến bất cứ ai trở thành người kế vị. Tại vì nếu vị Minh Sư không gia trì cho họ – bất cứ ai khoác chiếc y kế vị đó – họ sẽ không bao giờ là gì cả.

Cũng giống như Đề Bà Đạt Đa – ông ta có vài trăm người theo ông ta, có lẽ hai trăm, khoảng đó. Có lẽ những người này chưa bao giờ nghe nói đến Đức Phật. Thành ra họ mới không theo Đức Phật. Hoặc có thể đầu họ quá đặc, nên không hiểu được lời Phật dạy là gì. Và họ chỉ đánh giá Ngài từ bên ngoài: Ngài trông giống Đề Bà Đạt Đa, chỉ mặc áo cà sa, và còn có những nguyên tắc đối với tỳ kheo của Ngài ít nghiêm khắc hơn Đề Bà Đạt Đa. Đề Bà Đạt Đa tìm đủ mọi cách chỉ để thắng, làm cho việc tu khổ hạnh phổ biến trong nhóm của ông ta, để người ta nghĩ rằng: “Ồ, người này thánh thiện hơn, nghiêm khắc hơn, tại vì Đức Phật còn quan tâm đến điều này điều kia”.

Đức Phật đâu có quan tâm đến cái gì! Ngài còn quan tâm đến thứ gì nữa khi Ngài đã rời bỏ vương quốc giàu có, sang trọng và tương lai của Ngài. Đức Phật còn muốn mấy điều đó để làm gì? Cho dù Ngài muốn đi nữa, Ngài vẫn có thể trở lại vương quốc của mình và cha Ngài sẽ cho Ngài mọi thứ. Nhưng không, Ngài chỉ thỉnh thoảng đến thăm cha Ngài để dạy Ông điều gì đó. Và khi cha Ngài qua đời, Ngài phải làm tròn bổn phận hiếu thảo của người con. Ngài khiêm nhường biết bao. Nhưng rồi họ chỉ nhìn bề ngoài vì bên trong họ không có thể nghiệm thiêng liêng nào cả. Đó là lý do. Không phải ai học cùng một vị thầy cũng sẽ đạt được sự khai ngộ như nhau, quả vị như nhau. Không, không. Một số thậm chí còn ở đẳng cấp ma quỷ, bởi vì đó là lý do họ đến đó – chỉ để gây rắc rối cho Thầy, cho vị Minh Sư. Cũng như Đề Bà Đạt Đa, hay Giu-đa trong Kitô giáo dưới thời Chúa Giê-su.

Lý do những nhà sư tốt, linh mục tốt, tu sĩ thánh thiện hay Minh Sư thánh thiện bị phỉ báng, hạ thấp, bị hận thù và gặp nhiều nguy hiểm hơn là vì những nhà sư xấu, linh mục xấu đều lo lắng rằng Minh Sư này sẽ lấy đi tín đồ của họ; rồi họ sẽ không có gì để ăn, và không ai sẽ đến cúng dường cho họ. Họ không nên lo lắng. Trên đời này, sẽ luôn có những người vô minh đi theo những tăng ni xấu. Hoặc bởi vì những tăng ni hay là những linh mục này cũng là hiện thân của ác quỷ, thì những kẻ ác độc hoặc vô minh dẫu sao cũng sẽ đi theo bọn họ.

“Trích từ ‘Tin Mới Nhất’: Ủa thầy?!? Người ta ỉa trên đầu, ỉa trên đầu, ỉa trên đầu Phật Giáo ỉa trên đầu tăng ni, ỉa trên đầu của cái sự tu học Phật Pháp”.

Luôn luôn có thứ gì đó mà các nhà sư hay linh mục sẽ có để sinh tồn. Chỉ là quý vị không nên đòi hỏi những điều phi thường hoặc giàu có hơn hoặc sang trọng hơn, thì quý vị sẽ luôn sống sót. Quý vị không nên lo về điều đó. Có biết bao nhiêu tăng ni sống trong rừng, trên những ngọn núi lớn? Và họ tu hành cả ngày lẫn đêm. Họ vẫn ổn mà! Ngoài ra, không chỉ vậy, những nhà sư, linh mục xấu và những người bình thường khác cũng có thể bị quỷ nhập nên họ không thể biết được điều thật nữa. Cho nên họ luôn khiêu khích người khác đánh nhau. Họ thích vậy. Họ có sự hung hãn này bên trong do ảnh hưởng của ma quỷ, hoặc cá tính của họ là như thế. Còn những người khác có thể điềm đạm hơn, nhưng họ không thích những nhà sư hoặc Minh Sư thánh thiện nổi tiếng vì các Ngài khiến họ cảm thấy hèn mọn.

Không phải các vị Minh Sư đi chiến đấu với họ hoặc làm gì họ; các Ngài thậm chí không biết họ. Nhưng họ cứ phỉ báng từ xa hoặc sau lưng các Ngài hay bất cứ gì, và lan truyền tất cả những điều xấu về các Ngài. Tại vì họ cảm thấy hèn mọn; cảm thấy thấp kém; cảm thấy lo lắng rằng những vị Minh Sư thánh thiện hay các nhà tu tốt sẽ làm rõ, cho thấy rõ rằng chính bọn họ mới xấu. Cho nên bọn họ lo lắng về những Nhà Tu Thánh Thiện này. Thành ra bọn họ ghét các Ngài và làm đủ thứ để diệt trừ các Ngài hoặc khiến các Ngài tả tơi, và làm các tín đồ hoang mang, những ai muốn tìm Minh Sư thật để [đạt] khai ngộ và giải thoát. Đó mới là vấn đề.

Vì vậy, nổi tiếng, thánh thiện, không bảo đảm hoàn cảnh của mình tốt hơn so với thầy giả hay tăng ni xấu hay bất cứ gì. Chỉ là bất cứ gì mình có thể làm để giúp tha nhân thăng hoa chính họ và được giải thoát bởi Ân Điển của Thượng Đế và trở về Nhà, Vương quốc thật, về Nhà thật, thì mình cứ làm. Thế thôi.

Chúa Giê-su đã biết rằng Ngài sẽ bị đóng đinh; Ngài vẫn đi xuống thế giới tàn nhẫn và cố gắng giúp đỡ. Thấy không, bởi vậy cho nên rất nhiều người đã được thăng hoa lên quả vị thánh vào thời Ngài. Và sức ảnh hưởng, lời dạy của Ngài vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Hàng tỷ người theo Chúa Giêsu – ý tôi là, dù họ không thực sự thành tâm, họ vẫn tôn kính Ngài và theo Ngài. Và họ biết rằng lời dạy của Ngài là đúng, dù họ không đủ mạnh mẽ để tuân theo. Đức Phật cũng vậy – mặc dù Đức Phật không còn ở cõi trần nữa, nhưng hàng tỷ người vẫn tuân theo lời dạy của Đức Phật. Ít ra họ cố gắng. Một số người tuân theo và trở nên có đạo đức, thậm chí thành thánh nhân, hoặc tối thiểu là những tăng ni tốt hoặc những tín hữu tốt. Cho nên, không sao.

Trên đời này mọi thứ đều nguy hiểm, nhất là khi mình nổi tiếng và được nhiều người yêu quý. Thì lúc đó mình cần phải luôn luôn đề phòng. Dù vậy, quý vị cũng không bao giờ biết mình có an toàn hay không. Bản chất của con người là ghen tị. Khi họ cảm thấy bị đe dọa sắp mất danh tiếng hay lợi lộc, họ sẽ trở nên hung hãn hơn và mình có thể gặp nguy hiểm.

Nhiều Minh Sư đã chết. Chỉ vì cái gì? Các Ngài không làm gì sai cả – chỉ giúp đỡ tha nhân để làm cho xã hội trở thành một nơi trong sạch hơn, tinh khiết hơn, khiến thế giới trở nên đáng sống hơn. Nhưng dẫu sao các Ngài cũng chết. Ngay cả một nơi nhỏ nào đó trên thế giới, ở Âu Lạc (Việt Nam) gần đây, hai hoặc ba Minh Sư đã biến mất. Những Vị tôi có thể nhớ, là Minh Sư Huỳnh Phú Sổ và Minh Sư Minh Đăng Quang. Cả hai Ngài đều là những vị thánh thiện, luôn hy sinh vị tha để chỉ dạy con người những điều thiện lành, và chỉ cố gắng nghe theo chư Phật để làm bất cứ gì mà một vị Phật nên làm. Cho dù con người không tin rằng hai vị Thánh này là Thánh hay Bồ Tát hoặc Phật, ít ra họ có thể thấy rằng các Ngài không làm gì sai. Các Ngài đã không làm gì sai. Các Ngài chỉ làm tốt thôi. Vậy mà vẫn có một số phần tử rò rỉ đâu đó, lẻn vào đâu đó giết các Ngài, khiến các Ngài biến mất không dấu vết. Không ai có thể tìm thấy các Ngài. Không ai biết tại sao.

Và chúng ta cũng nhớ Minh Sư Nguyễn Thành Nam, Vị Sáng Lập Nam Quốc Phật hay Đạo Dừa. Ngài cũng đã bị giết không vì lý do gì – không có gì thật sự là lý do để Ngài phải bị giết. Ngài chỉ cầu bình an cho đồng bào của Ngài. Ngài chỉ đau khổ khi nhìn thấy con người phải chết một cách vô ích, tàn bạo và không cần thiết. Nên quý vị có thể thấy, lý do ba vị Minh Sư này đã bị sát hại – trong bí mật hoặc, như trong trường hợp của Minh Sư Nguyễn Thành Nam, công khai trước mặt một số đệ tử của Ngài,

“Trích từ ‘Ông Đạo Dừa – Cuộc Đời Ba Chìm Bảy Nổi Của Một Nhà Sư Kỳ Lạ’: Cuộc đời phiêu lưu của Ông Đạo Dừa: Sở dĩ Ông tặng trái dừa cho Tổng thống Mỹ là vì khi nhìn kỹ trái dừa, bạn sẽ thấy một biểu tượng hòa bình nằm ở trên đó. Về lá thư mà Ông gửi cho Tổng thống Mỹ, đó là một thỉnh nguyện thư. Ông muốn Tổng thống Lyndon B. Johnson cho mượn 20 máy bay vận tải khổng lồ để đưa Ông và các đệ tử cùng vật liệu đến khu phi quân sự trên vĩ tuyến 17, nơi chia cắt Việt Nam thành hai bên thù địch vào lúc đó. Tại đó, họ sẽ dựng lên một đàn cầu nguyện ngay ở giữa sông Bến Hải. Ông sẽ ngồi ở đó, cầu nguyện trong bảy ngày, không ăn, không uống. Ở hai bên bờ sông, mỗi bên sẽ có 300 nhà sư cùng Ông cầu nguyện. Ông đảm bảo với Tổng thống Lyndon B. Johnson rằng kế hoạch này sẽ mang lại hòa bình cho Việt Nam. Không ai biết bức thư có đến được tay Tổng thống Johnson hay không, nhưng ai cũng biết rằng Ông Đạo Dừa chưa bao giờ từ bỏ ước mơ mang đến hòa bình cho Việt Nam.

Theo Báo Pháp Luật, sau năm [1975], Ông Đạo Dừa không được chính quyền cho phép hành đạo nữa. Một thời gian sau, Ông tìm cách vượt biên nên bị bắt giam. Mãi đến năm 1985, chính quyền mới cho nhà sư này trở về nhà. Khi đó, Ông nặng chưa đến 40 kg. Vào tháng 5 năm 1990, sau khi các đệ tử lén đưa Ông về trú ẩn trong một ngôi nhà của một đệ tử tại tỉnh Tiền Giang thì công an tìm đến. Tại đây không rõ việc xô xát giữa hai bên đã xảy ra như thế nào, nhưng người thiệt mạng chính là Ông Đạo Dừa. Sau vụ án mạng, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã xét xử các đệ tử của Ông Đạo Dừa về tội chống người thi hành công vụ với những bản án nặng nề. Những chi tiết về vụ án này cũng như cái chết của Ông Đạo Dừa không được báo chí nhà nước phổ biến. Sau này, John Steinbeck viết trong Hồi ký của mình, ‘Lần cuối cùng tôi gặp Ông Đạo Dừa, chúng tôi đã không nói lời tạm biệt. Lúc đó, Ông ấy quẹt một giọt nước mắt hiếm hoi trên mắt của mình, nhưng rồi lại mỉm cười, rồi Ông đưa tay chỉ đến bầu trời nơi Ông sống’.

Điều đó gây sợ hãi cho bất cứ ai thật sự làm điều tốt hay yêu thương người thế gian, và cố gắng bảo vệ họ hoặc giúp họ giải thoát linh hồn bằng Giáo lý chân chính, thiêng liêng và cao thượng.

Photo Caption: Em Xin Có Lời Chào Dễ Thương Đến Hàng Xóm Tử Tế

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/10)
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android