Vì vậy, con người là kẻ thù của chính họ. Nếu họ không khiêm tốn đủ hoặc cởi mở đủ để lắng nghe lẽ phải và lý trí, thì sớm muộn gì (Dạ, Sư Phụ.) họ cũng sẽ lụn bại, sa sút. (Dạ.) Nếu không sa sút về thể chất, hoặc không sa sút trong công việc, trong địa vị của họ, thì họ sẽ sa sút về tâm linh, đạo đức. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đây là sự sa sút rất nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất là sa sút về mặt đạo đức và tâm linh. (Dạ.) Và nếu sa sút về mặt tâm linh, tất nhiên, quý vị cũng sẽ sa sút về mặt đạo đức.
Vì vậy, sau khi đọc xong truyện này (“Chuyến Đi Của Ông Perrichon”), Thu Giang Nguyễn Duy Cần, ông thấy rất ngao ngán. Rất thất vọng. (Dạ.) Bởi vì những hành vi, suy nghĩ và hành động rất kỳ lạ của con người. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Phản ứng. Quý vị cũng thấy vậy, hả? (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ai cũng cảm thấy vậy. Nhưng, đồng thời, mọi người, hầu hết mọi người đều hành động giống vậy, (Dạ. Dạ phải.) bởi vì họ nghe theo ngã chấp. (Dạ.) Họ không nghe theo lẽ phải. Cho nên thế giới mới hỗn độn như thế này. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nên tất nhiên, tất cả nhà lãnh đạo không bảo công dân của họ ăn thuần chay, vì họ không muốn nghe lời các nhà khoa học và một bà lão như tôi. Có thể nó làm họ cảm thấy tổn thương, làm tổn thương cái tôi của họ. (Dạ, Sư Phụ.) “Tôi hả, tổng thống, thủ tướng đây, mà đi nghe bà này nói à? Sao được chứ?” Kinh khủng. Không, không, không được! Không thể nào.” Comprenez? (Hiểu không?) (Dạ hiểu. Vâng, vâng.) … Tốt lắm.
Vì vậy, con người là kẻ thù của chính họ. Nếu họ không khiêm tốn đủ hoặc cởi mở đủ để lắng nghe lẽ phải và lý trí, thì sớm muộn gì (Dạ, Sư Phụ.) họ cũng sẽ lụn bại, sa sút. (Dạ.) Nếu không sa sút về thể chất, hoặc không sa sút trong công việc, trong địa vị của họ, thì họ sẽ sa sút về tâm linh, đạo đức. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đây là sự sa sút rất nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất là sa sút về mặt đạo đức và tâm linh. (Dạ.) Và nếu sa sút về mặt tâm linh, tất nhiên, quý vị cũng sẽ sa sút về mặt đạo đức. (Dạ, thưa Sư Phụ. Đúng ạ.) Và nếu quý vị sa sút về mặt đạo đức, tất nhiên, quý vị cũng sa sút về mặt tâm linh. (Dạ.)
Tất cả những truyện này là từ những bậc uyên bác thời xưa, chúng ta không bao giờ có thể học đủ từ họ. Tôi rất mừng vì có dịp đọc truyện cho quý vị nghe. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tôi cũng rất thích truyện, vì một câu chuyện đôi khi nói hay hơn nhiều bài giảng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Một câu chuyện hoặc điều gì đó chạm đến tâm hồn con người, một điều gì đó mà họ có thể nhận thấy họ trong đó. Tuy nhiên, nếu nghe mà thay đổi thì tốt hơn cho họ. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi hay nói với quý vị là tôi nhận sai công việc. Bởi vì, nhiều ca sĩ hay diễn viên họ có hàng triệu, hàng tỷ người hâm mộ. (Dạ.) Mọi người tôn thờ họ và lắng nghe họ, tôn trọng họ.
Còn tôi thì đã nói hàng chục năm rồi. Hãy xem coi bao nhiêu người đến làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư với tôi? (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chúng ta, một đội quân có bảy, sáu, mười người, nội bộ, hoặc có lẽ mười hai hoặc ba mươi mấy gì đó. (Dạ.) Dĩ nhiên là chúng ta còn nhiều người nữa làm việc trên khắp thế giới nhưng mà… (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu tôi là một ca sĩ chuyên nghiệp, người ta sẽ trả tiền cho tôi. Còn tôi, không những không được trả lương, mà còn phải trả tiền để Truyền Hình Vô Thượng Sư hoạt động. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi phải trả tiền để làm việc ngay cả cho công việc truyền hình. Vì vậy, quý vị thấy thế giới thật là đảo điên. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thật vậy, quý vị nhìn vào cuộc đời tôi thì sẽ biết. (Dạ đúng ạ.) Đừng nhìn đâu xa.
Ngã chấp của con người lớn như núi, rộng như đại dương. Rất khó để chinh phục họ. Đừng nói chi đến việc người khác cố gắng chinh phục họ. Ý tôi là, không phải như giật mất các thứ của họ hoặc địa vị, hoặc tài sản của họ. Để thuyết phục họ. Rất khó để họ nghe theo Chân Lý. Để họ có thể cứu chính họ với sự trợ giúp của Thiên Đàng và Lực Lượng Minh Sư, tất nhiên do Ân điển và Phước lành của Thượng Đế. Quá khó, chỉ vì họ nghe theo cái ngã chấp, cái tôi của họ. Quý vị có thể thấy điều đó. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Hầu hết mọi người trên thế giới.
Và cũng rất khó cho tôi để gọt giũa một số quý vị hoặc một số người làm việc khác, hoặc ngay cả thường trú, người xuất gia, bởi vì họ nghĩ rằng họ là gì đó rồi, họ biết gì đó rồi. Nhưng ít khi họ nhớ rằng những gì họ biết là rất ít ỏi, rất tối thiểu, (Vâng, thưa Sư Phụ.) giống như một nắm cát, trên bãi biển. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không phải là cả bãi biển. (Dạ phải.)
Phật cũng đã nói với chúng ta, Ngài dạy các đệ tử của Ngài lúc đó rằng, “Những gì Ta có thể dạy các ông, chỉ như một nắm lá khô trong rừng.” Tưởng tượng xem, chúng ta có thể nói gì khác, chúng ta có thể có gì nhiều hơn Đức Phật chứ. (Dạ, Sư Phụ.) Phật nói điều đó không phải do Ngài khiêm nhường. Dĩ nhiên, Ngài có sự khiêm nhường, đó là điều bình thường với tất cả chư Thánh. Nhưng Ngài nói vậy chỉ để cho tất cả đệ tử của Ngài biết, những ai nghe Ngài, rằng kiến thức, sự hiểu biết bên trong, Trí Huệ Thiên Đàng, thì không thể diễn tả bằng lời, cho dù một vị Thánh hoặc Hiền giả thông thái có nói với quý vị bao lâu hay bao nhiêu lần đi nữa.
Đức Phật, Ngài đã sống cho đến hơn 80 tuổi. Ngài đã giảng pháp hơn 40 năm. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Dù thế, Ngài nói rằng những gì Ngài nói, Ngài dạy cũng chỉ bằng một nắm lá, (Dạ phải.) lá khô, so với cả khu rừng. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Vậy, tưởng tượng được không? (Dạ.) Làm sao con người có thể quá tự hào về chính họ khi họ chỉ biết một chút gì đó. Và thậm chí không phải họ biết – họ chỉ mô phỏng, (Dạ. Vâng, đúng vậy ạ.) từ sách vở hoặc từ thân nhân của họ, hoặc từ bạn bè. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Hoặc một số kinh nghiệm có được trong quá trình họ làm việc, mà không có gì nhiều lắm, phải không? (Dạ phải, thưa Sư Phụ.) Vậy, chúng ta nên luôn khiêm nhường và biết rằng chúng ta không là gì cả. Thật sự như thế. (Vâng, Sư Phụ. Đúng vậy, thưa Sư Phụ.)
Có một vị Thầy người Hàn Quốc rất nổi tiếng và giỏi. Ngài dạy đệ tử rằng, “Bất cứ điều gì xảy ra, bất cứ điều gì quý vị nghĩ, bất cứ thứ gì quý vị muốn, chỉ cứ nói thẳng, ‘Không biết.’” Chỉ hai chữ, “Không biết.” Luôn luôn, bất kỳ câu hỏi nào quý vị muốn hỏi, chỉ nói, “Không biết.” Bất cứ gì quý vị nghĩ là mình biết, chỉ nói, “Không biết.”
Hồi tôi ở New York, tôi có đọc một trong những tạp chí tâm linh mà họ gửi đến khắp các chùa, đến mỗi chùa. Miễn phí. (Dạ.) Và tôi đã cười rất nhiều. Tôi nói, “Nhà sư này thật dễ thương.” Và ông dạy một điều đơn giản như thế. Nhưng mọi người, khi họ suy ngẫm về điều đó, và khi họ tập trung vào điều đó, họ cũng khai ngộ được một chút. (Dạ đúng.) Cũng như công án đó. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Như, “Tôi là ai?” Hoặc, “Quý vị là ai?” Hoặc, “Tôi từ đâu đến?” (Dạ.) Hoặc, có thể chỉ là một từ. “Muu.” Cả ngày lẫn đêm. Hoặc “Om.” (Vâng, thưa Sư Phụ.) Hoặc ngay cả, “Om mani padme hum.” (Dạ.) Hoặc nhiều câu khác, như, “Hare Ram Hare Rama.” (Vâng, thưa Sư Phụ.) “Hare Krishna Hare Rama.” Ví dụ, như thế.
Bất cứ điều gì mà một vị Minh Sư dạy cho quý vị đều có từ trường và sự gia trì của Ngài trong đó. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Nên không chỉ những gì Ngài nói – mà còn có lực gia trì đằng sau đó. (Vâng, thưa Sư Phụ. Dạ.) Các Minh Sư người Ấn Độ, Họ nói, bất cứ điều gì Họ dạy đệ tử qua lời nói, đó chỉ là 30% của toàn bộ gói giác ngộ, (Ồ.) chỉ 30% thôi. (Chao ôi.) Và hầu hết Minh Sư, Họ nói rất nhiều. (Dạ.) Mỗi ngày hoặc hằng tuần, hoặc luôn luôn, với đệ tử của Họ, mà vẫn chỉ có 30% thôi.
Như vậy cũng nhiều hơn đệ tử của Đức Phật rồi. Đệ tử của Phật chỉ nhận được một nắm lá. Càng ngày càng tốt hơn. Tôi nghĩ như tiền lời. Mỗi Minh Sư đến sau một Minh Sư khác, có thể họ đạt thêm đôi chút. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Có câu hỏi nào liên quan mọi điều này không? (Dạ không biết.) Ờ, đó là câu thần chú mà vị thầy đó đã truyền cho các đệ tử của ngài, vị thầy người Hàn Quốc. Nhưng những gì mà ngài giảng về tất cả những điều đó, dường như rất khai ngộ. (Dạ, thưa Sư phụ.) Có thể không phải là đẳng cấp cao nhất, nhưng ở một đẳng cấp nào đó. (Dạ.) Không chỉ là nói “huyên thuyên” bình thường như nhiều linh mục và nhà sư mà tôi từng biết. Hoặc quý vị biết, chúng ta biết. Như là qua internet hoặc bất cứ gì. (Dạ, Sư Phụ.)
Cũng giống như các Thiền sư, một số họ lặp đi lặp lại câu, “Tôi là ai?” liên tục. Và đó là công án của họ. (Vâng.) Nghĩa là, một số câu hỏi mà quý vị cần tìm hiểu, (Dạ.) nhưng quý vị sẽ không tìm ra. Không quan trọng. Cứ tiếp tục “niệm.” (Dạ.) Nhiều vị thầy khác nhau được khai ngộ bởi những phương pháp khác nhau. Và có thể ở những đẳng cấp khai ngộ khác nhau. Rồi sau đó, ông dạy các đệ tử phương pháp mà qua đó ông được khai ngộ. (Vâng, thưa Sư phụ.) Đó là lý do Đức Phật nói Ngài có tám vạn pháp môn. (Dạ.) Và khi Đức Phật còn tại thế, Ngài cũng đã dạy đệ tử theo cách khác nhau, tùy theo khả năng hiểu biết, trí tuệ và đức tin của họ. Không phải mọi pháp môn đều hay. Tôi đã đọc điều này từ Kinh Lăng Nghiêm cho quý vị nghe rồi. (Dạ, Sư Phụ.)
Không phải mọi pháp môn đều phù hợp cho tất cả mọi người. Nên Pháp Môn Quán Âm là hay nhất, tiện lợi nhất, thích hợp cho mọi trình độ. (Dạ phải. Vâng, thưa Sư Phụ.) Và việc tu tập cũng dễ hơn. Dễ hơn. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Không thì quý vị cũng có thể niệm Phật A Di Đà, như lời Đức Phật đã dạy. Nhưng tốt nhất là nếu Đức Phật bảo quý vị làm vậy, hoặc có vị Đại Minh Sư nào bảo quý vị niệm vậy. Vì khi một vị Minh Sư bảo quý vị niệm Phật A Di Đà, thì khác với khi quý vị đọc từ trong kinh sách. (Dạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Đọc trong Kinh. Hoặc lắng nghe lời niệm từ một tăng, ni rất bình thường, chưa khai ngộ, hoặc bất kỳ ai. (Vâng, thưa Sư phụ.)
Vì vậy, trước kia chúng ta có Pháp Phương Tiện, tôi cũng đã bảo mọi người có thể niệm Phật, hoặc cầu nguyện với Chúa Giê-Su, đại khái như vậy. (Dạ phải.) Nên có người hỏi, “Có gì khác biệt khi Ngài bảo tôi niệm? Các vị sư khác cũng đã bảo tôi rồi.” Tôi nói, “Có khác biệt chứ. Quý vị tập trung niệm và rồi quý vị sẽ thấy sự khác biệt.” Dĩ nhiên là có sự khác biệt. (Vâng, thưa Sư phụ.) Tất cả người tu Pháp Phương Tiện đều biết điều đó. (Dạ.) Và những người gọi là đồng tu, đệ tử của tôi cũng biết điều đó. (Vâng, thưa Sư phụ.) Đó là sự khác biệt. Vậy bây giờ, quý vị, nếu quý vị trở lại làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, quý vị hãy niệm câu thần chú của bà lão này. “Làm gì thì cũng cho mình.” (Vâng, thưa Sư phụ.)
Vì vậy, không cần phải tự hào, không cần được ghi nhận công lao. (Vâng, thưa Sư phụ.) Đó là lý do khi tôi hồi đáp chương trình quý vị [gửi tôi], lúc đầu tôi chỉ khen ngợi quý vị, để quý vị thấy thư thái hơn và tiếp tục. Nhưng sau một thời gian, khi tôi viết phản hồi cho quý vị, thì câu đầu tiên là “Hãy ca ngợi Thượng Đế.” (Dạ.) Chỉ để nhắc quý vị, không phải chúng ta là người làm gì hết. (Dạ đúng. Dạ vâng, thưa Sư phụ.) Phải. Bởi vì tôi đã thấy một số ngã chấp nổi lên. Nên tôi nghĩ, “Họ có quá nhiều thức ăn ngon bổ.” Có thể khó tiêu hóa.
Nên phải để quý vị nhận ra điều cơ bản, đó là chúng ta không làm gì cả. Đó là nhờ Thượng Đế, nhờ Ân điển của Sư Phụ mà chúng ta mới có thể làm được, (Dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.) một công việc cao thượng và có hiệu quả như thế. Vì vậy, chúng ta phải ca ngợi Thượng Đế trước, trước bất cứ điều gì khác. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Dĩ nhiên, nếu quý vị không ở đó, thì cũng không tốt. Nhưng nếu Thượng Đế không giúp, thì chúng ta không thể làm được gì cả. (Dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.)